Chính sách mới >> Quốc tế 19/04/2013 22:52 PM

Châu Âu nói gì về tình hình nhân quyền tại Việt Nam?

19/04/2013 22:52 PM

(TVPL) - Nghị viện châu Âu (EP) trong phiên họp vào thứ 6 ngày 18/4 đã ra nghị quyết kêu gọi nâng cao tự do báo chí và quyền tự do thể hiện chính kiến ở Việt Nam.

EP nhất trí ra nghị quyết bày bỏ sự quan tâm đến những nhà báo và blogger bị kết án tù và đàn áp tại Việt Nam. Nghị viên kêu gọi chính phủ Việt Nam chỉnh sửa hoặc tháo gỡ những luật lệ hạn chế quyền tự do báo chí và tự do thể hiện chính kiến.

 

Dẫn chứng cho nội dung này, EP có nhắc đến các blogger bị bắt vì tội Tuyên truyền chống phá nhà nước như Điếu Cày, Tạ Phong Trần, Phan Thanh Hải.

 

Ngoài ra, nghị quyết này còn kêu gọi chấm dứt tình trạng thu hồi đất bất hợp pháp và đàn áp tôn giáo. Theo nghị quyết, thiên chúa giáo và phật giáo phải chịu đựng chính sách hà khắc với tôn giáo ởViệt Nam.

 

Đồng thời, EP cũng cho rằng quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai ở Việt Nam không rõ ràng.

 

Nghị quyết của EP đã nhắc lại Hiệp định hợp tác giữa EU và Việt Nam ký ngày 27/6/2012 và các cuộc đối thoại nhân quyền EU - Việt Nam được tổ chức 2 lần một năm. Nghị quyết còn đề cập đến Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết vào năm 1982.

 

Những đòi hỏi trên của EP được đưa ra trên cơ sở đánh giá của Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác.

 

Linh Nguyên dịch

 

Đáp lại nghị quyết ngày 18/4 của Nghị Viên Châu Âu, người phát ngôn bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết:

 

“Nghị quyết ngày 18/4/2013 của Nghị viện Châu Âu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã đưa ra những thông tin và nhận định hoàn toàn sai lệch về tình hình thực tế ở Việt Nam. Việc làm này đi ngược lại xu thế đối thoại thẳng thắn, cởi mở trong lĩnh vực quyền con người đã được xây dựng và tiến hành thường xuyên giữa Việt Nam và các cơ chế của EU, ảnh hưởng không tốt đến đà phát triển và mối quan hệ đang ngày càng tốt đẹp giữa Việt Nam và EU”.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,596

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn