Đổ thạch là gì? Hành vi lừa đảo đổ thạch online có thể bị xử lý như thế nào?
Đổ thạch là gì?
"Đổ thạch" được hiểu là việc bóc tách, xử lý các viên đá thô được bao quanh bởi lớp sa kết (lớp khoáng vật bám bên ngoài viên đá quý) để có được những tinh thể đá quý thành phẩm.
Đây là trò chơi đang gây sốt trên mạng xã hội, đặc biệt là trên Facebook, TikTok. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng để "cược" vào những viên đá với niềm tin mở ra các loại đá quý có giá trị để thu lợi nhuận theo phương thức như xé túi mù.
Đổ thạch là gì? Hành vi lừa đảo đổ thạch online có thể bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Hành vi lừa đảo đổ thạch online diễn ra như thế nào?
Bằng hình thức lập hoặc mua lại nhiều Fanpage Facebook có lượng lớn người theo dõi, tại đây, các đối tượng tổ chức livestream (phát trực tiếp), quảng bá các cục đất, đá thông thường là chứa đá quý bên trong. Trong các buổi phát trực tiếp, các đối tượng tạo tình huống giả rằng người mua trúng đá quý có giá trị cao và sẽ được mua với giá hấp dẫn, đánh vào lòng tham của người xem.
Tuy nhiên, thực tế các cục đất, đá đều không chứa đá quý. Sau khi người bị hại chuyển tiền mua, các đối tượng tiến hành đập đá, cắt đá, xẻ đá lấy lý do không tìm thấy đá quý để chiếm đoạt số tiền. Bằng thủ đoạn này, chúng đã lừa đảo, chiếm đoạt số tiền từ vài triệu, hàng chục triệu đến hàng tỷ đồng của nhiều nạn nhân trên cả nước.
Đa số tội phạm đánh vào lòng tham và tâm lý "cầu may" của mỗi người nhằm dẫn dắt họ theo những kịch bản, trò chơi đã vạch sẵn với mục đích cuối cùng là chiếm đoạt tiền của những người tham gia.
Liên quan đến hình thức lừa đảo mới này, trước đó nhiều chuyên gia đã cảnh báo, việc đầu tư tiền vào những viên đá mà chính bản thân không biết về nguồn gốc, xuất xứ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, chẳng khác nào một trò đỏ đen trên mạng xã hội. Nhiều chuyên gia về đá quý khẳng định, việc "đổ thạch" hiện nay đã biến tướng thành một trò may rủi, có tính chất đỏ đen.
Hành vi lừa đảo đổ thạch online có thể bị xử lý như thế nào?
Hiện vẫn chưa có văn bản luật nào về quy định về việc livestream "đổ thạch" trên nền tảng mạng xã hội là lừa đảo hay không do nếu có một trang điện tử nào đó đổ thạch theo phương thức đá quý thật, giao hàng tới tay thật thì việc đổ thạch online của trang mạng xã hội đó không phải là hành vi lừa đảo mà chỉ là quan hệ giao dịch dân sự bình thường - thuận mua vừa bán.
Tuy nhiên nếu có bằng chứng, căn cứ hay bắt tận tay được quá trình thực hiện hành vi cố tình mang những viên đất đá không có giá trị nhầm lừa đảo chiếm đoạt tiền của người khác có chủ đích, có nhận thức về hành vi của bản thân là hành vi lừa đảo thông qua hình thức đổ thạch online thì
[1] Nếu hành vi lừa đảo qua hình thức đổ thạch online có đầy đủ chứng cứ với số tiền lừa đảo dưới 2.000.000 đồng thì căn cứ theo điểm c khoản 1; khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
Điều 15 Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
[..]
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
[...]
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
[...]
Theo đó, người nào dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm thì bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Trường hợp người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị trục xuất.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[2] Nếu hành vi lừa đảo qua hình thức đổ thạch online có đầy đủ chứng cứ với số tiền lừa đảo trên 2.000.000 đồng thì căn cứ theo Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người thực hiện hành vi lừa đảo sẽ tùy theo mức độ phạm tội mà áp dụng xử phạt như sau:
- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
(1) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
(2) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ Luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
(3) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
(4) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
(1) Có tổ chức;
(2) Có tính chất chuyên nghiệp;
(3) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
(4) Tái phạm nguy hiểm;
(5) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
(6) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
(7) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
(1) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
(2) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015;
(3) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
(1) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
(2) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015;
(3) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


- Tổng quan phân khu Bình Minh Vinhomes Wonder City Đan Phượng Hà Nội?
- Lịch cúp điện Bình Dương ngày 15 5 2025 chi tiết đầy đủ?
- Giá bán dự án căn hộ The Habitat Binh Duong giai đoạn 3?
- Miễn phí vé tham quan bảo tàng tại TPHCM dịp sinh nhật Bác 19/5/2025?
- Lịch mở cửa Lăng Bác ngày 19 5 2025 - Ngày sinh nhật Bác?