Hỏi về thủ tục cấp sổ đỏ

Gởi luật sư, Em nhờ luật sư tư vấn giúp em về quyền sử dụng đất. Bố của em có nhiều anh chị em. Hiện các anh chị em của bố em đã có gia đình và ra ở riêng. Ông nội mất sớm, lúc bà nội mất cũng chỉ nói miệng về việc phân chia đất đai. Sau khi bà nội mất thì các anh em trong gia đình đã ngồi lại để phân chia quyền sử dụng đất. Trong đó 1/3 đất được chia cho anh/chị/em khác, 1/3 đất dành cho thờ cúng và 1/3 đất cho bố em sử dụng. Bố em được phân cho việc quản lý 1/3 mảnh đất thờ cúng. Sau đó, biên bản thỏa thuận của buổi họp đó đã phân thành 2 bản và giao cho 2 người giữ, sau 1 thời gian bố em hỏi lại thì 2 người đó bảo đã làm mất biên bản. Sau hơn 25 năm sử dụng 2/3 mảnh đất (khoảng 400 m2), bố em đã thực hiện các nghĩa vụ đóng thuế cho mảnh đất đó và mảnh đất đó cũng đang dùng 1 địa chỉ và sổ hộ khẩu của gia đình em ở trên địa chỉ này.   Hiện tại, bố em muốn làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (muốn làm sổ đỏ) thì em trai của bố em không đồng ý ký vào biên bản. Em trai của bố yêu cầu 2/3 mảnh đất đó không được mua bán, chuyển nhượng mới đồng ý ký. Vậy cho em hỏi : "Nếu bố em muốn làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần phải có các điều kiện gì ? Nếu mảnh đất này vẫn đang tranh chấp, không thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải dựa vào các điều kiện nào để bố em có thể có được quyền sử dụng đất đó. Nếu dựa vào việc bố em đã thực hiện đúng các nghĩa vụ đóng thuế trên mảnh đất hiện bố em đang ở 25 năm nay thì có được không ?. Và việc ngầm để cho bố em sống trên mảnh đất đó suốt 25 năm nay có thể ngầm thừa nhận quyền sở hữu mảnh đất đó hay không ?." Và : "Nếu mảnh đất này không làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình em vẫn tiếp tục ở như vậy, và các anh em của bố em không phản đối về việc sinh sống trên mảnh đất này. Thì đến đời con của bố em có quyền xin làm giấy chứng nhận quyền sở hữu đất có được hay không ?." Em xin cảm ơn

Chào bạn,

Theo thông tin bạn cung cấp ,tôi xin có tư vấn như sau:

Trước hết phải xác định đất của bố bạn đang sử dụng có nguồn gốc từ thừa kế,trong đó có 1/3 là đất đã được các đồng thừa kế thỏa thuận dùng để thờ cúng và giao cho bố bạn quản lý sử dụng. Không thể hiểu ngầm là bố bạn sống trên mảnh đất đó 25 năm là mặc nhiên sở hữu mảnh đất đó mà cần phải tuân theo các quy định pháp luật về đất đai và thừa kế để xác định quyền sở hữu của bố bạn.

Nếu đời của bố bạn vẫn không giải quyết được tranh chấp trong gia đình về vấn đề phân chia di sản thừa kế thì đến đời bạn vẫn sẽ bị ách tắc tại đó.Việc cấp GCNQSDĐ trong trường hợp này không phải căn cứ vào sổ hộ khẩu hay thời hạn sử dụng đất mà căn cứ vào nguồn gốc đất là thừa kế.

Về việc tranh chấp của chú bạn, pháp luật có các quy định sau:

Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP:

2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

Như vậy,nếu bây giờ chú của bạn có tranh chấp về việc phân chia di sản của ông bà nội bạn thì có thể khởi kiện ra tòa án để yêu cầu chia di sản chung.

Điều 4 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT về cấp GCNQSDĐ:

Trường hợp nhiều người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà khi cấp Giấy chứng nhận chưa phân chia thừa kế cho từng người thì cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đối với toàn bộ diện tích đất, tài sản gắn liền với đất để thừa kế.

Việc cử người đại diện ghi tên vào Giấy chứng nhận phải bằng văn bản thỏa thuận của những người được thừa kế đã xác định (có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật). Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện của những người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

Trân trọng
Luật sư Bùi Thị Thùy Vân

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sổ đỏ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào