Có nên vay tiền bằng hình thức thế chấp giấy tờ nhà với lãi suất cao?
Chào bạn,
Tôi có vài ý kiến như sau:
- Hiện nay, cấp phường không có chức năng chứng thực hợp đồng thế chấp (mà phải do Phòng công chứng nhà nước hoặc Văn phòng công chứng tư thực hiện).
- Việc cho vay tiền nhàn rỗi, tôi có một vài ý kiến như sau:
+ Các bên có thể thỏa thuận lãi suất cho vay. Việc cho vay sẽ mang tính tích cực nếu các bên đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của người vay. Tuy nhiên, nhưng cũng có không ít trường hợp lợi dụng sự bức bách về vốn nhằm giải quyết các nhu cầu cuộc sống để trục lợi một cách trái pháp luật.
+ Việc cho vay ở mức lãi suất thấp thì đó chỉ là những quan hệ dân sự bình thường. Khi có tranh chấp thì các bên tự thỏa thuận với nhau nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết thông qua bản án hay quyết định dân sự.
+ Trong trường hợp người cho vay với mức lãi suất quá cao thì có dấu hiệu phạm tội hình sự về tội cho vay nặng lãi: Điều 163 Bộ Luật Hình sự 1999 quy định về tội "cho vay nặng lãi".
Theo đó, người nào cho vay với mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên, có tính chất chuyên bóc lột thì bị phạt tiền từ 1 lần đến 10 lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm. Mức lãi suất cao nhất được căn cứ vào lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm cho vay.
Tính chất chuyên bóc lột được thể hiện là việc cho vay nặng lãi thường xuyên và lấy đó làm nguồn sống chính. Nếu cho vay với lãi suất trên 10 lần quy định của pháp luật nhưng không có tính chất bóc lột thì không phạm tội này.
Do đó, bạn dựa vào lãi suất cơ bản hiện nay do Ngân hàng Nhà nước công bố để xem mình có rơi vào trường hợp cho vay nặng lại hay không.
Trân trọng
Tôi có vài ý kiến như sau:
- Hiện nay, cấp phường không có chức năng chứng thực hợp đồng thế chấp (mà phải do Phòng công chứng nhà nước hoặc Văn phòng công chứng tư thực hiện).
- Việc cho vay tiền nhàn rỗi, tôi có một vài ý kiến như sau:
+ Các bên có thể thỏa thuận lãi suất cho vay. Việc cho vay sẽ mang tính tích cực nếu các bên đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của người vay. Tuy nhiên, nhưng cũng có không ít trường hợp lợi dụng sự bức bách về vốn nhằm giải quyết các nhu cầu cuộc sống để trục lợi một cách trái pháp luật.
+ Việc cho vay ở mức lãi suất thấp thì đó chỉ là những quan hệ dân sự bình thường. Khi có tranh chấp thì các bên tự thỏa thuận với nhau nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết thông qua bản án hay quyết định dân sự.
+ Trong trường hợp người cho vay với mức lãi suất quá cao thì có dấu hiệu phạm tội hình sự về tội cho vay nặng lãi: Điều 163 Bộ Luật Hình sự 1999 quy định về tội "cho vay nặng lãi".
Theo đó, người nào cho vay với mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên, có tính chất chuyên bóc lột thì bị phạt tiền từ 1 lần đến 10 lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm. Mức lãi suất cao nhất được căn cứ vào lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm cho vay.
Tính chất chuyên bóc lột được thể hiện là việc cho vay nặng lãi thường xuyên và lấy đó làm nguồn sống chính. Nếu cho vay với lãi suất trên 10 lần quy định của pháp luật nhưng không có tính chất bóc lột thì không phạm tội này.
Do đó, bạn dựa vào lãi suất cơ bản hiện nay do Ngân hàng Nhà nước công bố để xem mình có rơi vào trường hợp cho vay nặng lại hay không.
Trân trọng
Thư Viện Pháp Luật