Hỏi về trường hợp tách đất trước khi cấp sổ đỏ và thủ tục cấp sổ đỏ.

Vui lòng cho tôi hỏi vấn đề này: Bà nội tôi sinh ra 3 người con: ba tôi và các cô tôi . Trước khi mất bà tôi có để di chúc bằng lời ( có nhân chứng) rằng chia mảnh đất hiện nhà tôi đnag ở 423.3 m2  đều cho 3 người con. Vậy: 1. pháp luật có thể chia  dựa  trên di chúc bằng lời  như thế được không ? 2. sau khi chia thì  ba tôi và các cô tôi  phần ai nấy làm sổ đỏ  phần diện tích của mình có được không? Đơn vị cấp sổ đỏ có chấp nhận không? Theo tôi được biết tại  nơi tôi đang ở  thì 141.1 m2 là vượt mức tối thiểu để tách - trước đến giờ đất nhà tôi vẫn chưa có sổ gì cả ( bây giờ mới làm) chỉ có: bản đồ  từ năm 1976, giấy tự báo chứng nhận năm 1976, biên lai thuế  lâu nhất là năm 1992.

Chào bạn!

Việc bà bạn có để lại di chúc nhưng thể hiện bằng lời nói, theo quy định của pháp luật thì di chúc này chỉ có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người lập di chúc trong tình trạng bị cái chết đe doạ và phải có ít nhất 2 người làm chứng.

Nếu sau đó người này khoẻ mạnh thì Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.

Do vậy tôi không biết di chúc của bà bạn có phù hợp pháp luật hay không? Bạn cần tìm hiểu thêm xem từ khi bà bạn nói như vậy "Di chúc" đến khi mất là bao lâu?

Còn nếu không có di chúc thì toàn bộ phần tài sản do bà bạn để lại sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất (Ba và 2 cô của bạn).

Tuy nhiên khi đi hợp thức hoá phần đất  này vẫn đứng tên bà bạn, sau đó mới làm thủ tục tách thửa đất.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sổ đỏ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào