Doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu người lao động thì phải có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc?

Cho tôi hỏi doanh nghiệp sử dụng dưới 10 người lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không? Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ là gì? Câu hỏi của Chị An đến từ TP.HCM

Doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu người lao động thì phải có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc như sau:

Trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này.
...

Và tại khoản 4 Điều 114 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc như sau:

Hiệu lực thi hành
...
4. Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động thì không phải tổ chức hội nghị người lao động và ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 47, Điều 48 Nghị định này. Người sử dụng lao động là cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thì không phải thực hiện tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc tại Chương V Nghị định này.

Như vậy, doanh nghiệp có trên 10 người lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc và phổ biến công khai đến người lao động.

Doanh nghiệp nào có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc?

Doanh nghiệp nào có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 42 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việcquy định như sau:

Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
1. Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.
2. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Như vậy, khi ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, doanh nghiệp cần thực hiện các nguyên tắc như sau:

-Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.

- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc hay không?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
...
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Theo đó, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động

Võ Ngọc Trúc Quỳnh

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào