Khi nào bí mật nhà nước trong hoạt động Quốc hội đương nhiên được giải mật?
Khi nào bí mật nhà nước trong hoạt động Quốc hội đương nhiên được giải mật?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 có quy định như sau về những trường hợp đương nhiên được giải mật, cụ thể:
- Hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và thời gian gia hạn theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Đối với trường hợp này không thực hiện quy trình giải mật; không phải đóng dấu giải mật;
- Không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước: trường hợp này, cơ quan, đơn vị xác định bí mật nhà nước có trách nhiệm đóng dấu “GIẢI MẬT” vào tài liệu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật phù hợp với vật chứa bí mật nhà nước lưu giữ tại cơ quan, đơn vị;
Đồng thời, thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Khi nhận được văn bản, Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm đóng dấu “Giải mật” vào tài liệu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật phù hợp với vật chứa bí mật nhà nước lưu giữ tại Lưu trữ cơ quan.
- Đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm phối hợp với người đứng đầu cơ quan đã được giao chủ trì nội dung theo quy định, ban hành văn bản hoặc hình thức khác xác định việc giải mật, thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Khi nào bí mật nhà nước trong hoạt động Quốc hội đương nhiên được giải mật? (Hình từ Internet)
Có thể giải mật trong hoạt động Quốc hội để đáp ứng yêu cầu hội nhập, hợp tác quốc tế?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 có quy định như sau:
Giải mật
...
2. Trường hợp cần giải mật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập, hợp tác quốc tế được quy định như sau:
a) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Quy chế này thành lập Hội đồng giải mật đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước;
b) Thành phần Hội đồng giải mật đối với bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bao gồm: đại diện lãnh đạo cơ quan đã được giao chủ trì nội dung quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy chế này làm Chủ tịch Hội đồng; đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội; đại diện lãnh đạo đơn vị trực tiếp giúp việc của cơ quan đã được giao chủ trì nội dung; người được phân công thực hiện nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước của Văn phòng Quốc hội; người được phân công thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của đơn vị; đại diện các cơ quan khác có liên quan.
Hội đồng giải mật có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được Chủ tịch Quốc hội ủy quyền xem xét, quyết định;
c) Thành phần Hội đồng giải mật đối với bí mật nhà nước của Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội bao gồm: đại diện lãnh đạo cơ quan đã xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; đại diện lãnh đạo đơn vị trực tiếp giúp việc của cơ quan đã xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước; người được phân công thực hiện nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước của Văn phòng Quốc hội; người được phân công thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của đơn vị; các thành viên khác có liên quan.
Hội đồng giải mật có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo người đứng đầu cơ quan xem xét, quyết định.
d) Thành phần Hội đồng giải mật đối với bí mật nhà nước của đơn vị bao gồm: đại diện lãnh đạo đơn vị đã xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người được phân công thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của đơn vị; các thành viên khác có liên quan. Hội đồng giải mật có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo người đứng đầu đơn vị xem xét, quyết định.
...
Theo đó, bí mật nhà nước trong hoạt động Quốc hội có thể được giải mật. Thành phần Hội đồng giải mật đối với bí mật nhà nước của Tổng Thư ký Quốc hội bao gồm:
- Đại diện lãnh đạo cơ quan đã được giao chủ trì nội dung;
- Đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội;
- Đại diện lãnh đạo đơn vị trực tiếp giúp việc của cơ quan đã được giao chủ trì nội dung;
- Người được phân công thực hiện nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước của Văn phòng Quốc hội;
- Người được phân công thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của đơn vị; đại diện các cơ quan khác có liên quan.
Hồ sơ giải mật đối với bí mật nhà nước về hoạt động Quốc hội bao gồm?
Căn cứ khoản 4 Điều 11 Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 có quy định như sau:
Giải mật
...
4. Hồ sơ giải mật phải được lưu trữ bao gồm: Quyết định thành lập Hội đồng giải mật; bí mật nhà nước đề nghị giải mật; biên bản họp Hội đồng giải mật; quyết định giải mật và các tài liệu khác có liên quan.
...
Như vậy, hồ sơ giải mật đối với bí mật nhà nước về hoạt động Quốc hội bao gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng giải mật;
- Bí mật nhà nước đề nghị giải mật;
- Biên bản họp Hội đồng giải mật;
- Quyết định giải mật và các tài liệu khác có liên quan.
Trân trọng!
Nguyễn Võ Linh Trang