Trong lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, mẫu phiếu tín nhiệm được sử dụng là mẫu nào?
- Trong lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, mẫu phiếu tín nhiệm được sử dụng là mẫu nào?
- Việc tổng hợp kết quả phiếu tín nhiệm trong hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị được thực hiện như thế nào?
- Trong hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, phiếu tín nhiệm được xem là không hợp lệ khi nào?
Trong lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, mẫu phiếu tín nhiệm được sử dụng là mẫu nào?
Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quy định 96-QĐ/TW năm 2023 quy định về mẫu phiếu tín nhiệm sử dụng trong hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị như sau:
Theo quy định nêu trên, mẫu phiếu tín nhiệm sử dụng trong hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị được áp dụng theo mẫu quy đinh tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quy định 96-QĐ/TW năm 2023.
Mẫu phiếu tín nhiệm sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị? (Hình từ Internet)
Việc tổng hợp kết quả phiếu tín nhiệm trong hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị được thực hiện như thế nào?
Khoản 3 Điều 6 Quy định 96-QĐ/TW năm 2023 quy định về việc tổng hợp, phân tích kết quả phiếu tín nhiệm trong hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị như sau:
Phiếu tín nhiệm, cách ghi phiếu và tổng hợp kết quả
1. Phiếu tín nhiệm
Phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ tín nhiệm theo 3 mức: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp". Phiếu tín nhiệm theo mẫu ban hành kèm theo Quy định này (Phụ lục 4).
2. Cách ghi phiếu
Căn cứ vào nội dung tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm, người ghi phiếu tín nhiệm nghiên cứu, đánh giá khách quan về người được lấy phiếu tín nhiệm, ghi ý kiến của mình vào phiếu tín nhiệm. Người ghi phiếu tín nhiệm có thể ký tên hoặc không ký tên vào phiếu tín nhiệm.
3. Tổng hợp, phân tích kết quả phiếu tín nhiệm
- Kết quả phiếu tín nhiệm đối với từng người được tổng hợp như sau: Họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm; tổng số phiếu phát ra; tổng số phiếu thu về, số phiếu hợp lệ, số phiếu không hợp lệ; tổng số phiếu tín nhiệm cao và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về; tổng số phiếu tín nhiệm và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về; tổng số phiếu tín nhiệm thấp và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về.
- Phiếu không hợp lệ: Là phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra; phiếu gạch xoá họ tên người được in trên phiếu; phiếu ghi tên một người mà người ghi phiếu không đánh dấu vào ô nào hoặc đánh dấu vào hai hoặc ba ô.
- Trường hợp phiếu ghi thêm tên của người ngoài danh sách lấy phiếu tín nhiệm thì phần ghi thêm là không hợp lệ; các trường hợp trong danh sách còn lại nếu đánh dấu theo quy định thì hợp lệ.
Theo đó, việc tổng hợp, phân tích kết quả phiếu tín nhiệm được thực hiện như sau:
- Kết quả phiếu tín nhiệm đối với từng người được tổng hợp như sau:
+ Họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm;
+ Tổng số phiếu phát ra; tổng số phiếu thu về, số phiếu hợp lệ, số phiếu không hợp lệ; tổng số phiếu tín nhiệm cao và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về;
+ Tổng số phiếu tín nhiệm và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về;
+ Tổng số phiếu tín nhiệm thấp và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về.
Trong hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, phiếu tín nhiệm được xem là không hợp lệ khi nào?
Khoản 3 Điều 6 Quy định 96-QĐ/TW năm 2023 quy định về việc tổng hợp, phân tích kết quả phiếu tín nhiệm trong hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị như sau:
Phiếu tín nhiệm, cách ghi phiếu và tổng hợp kết quả
1. Phiếu tín nhiệm
Phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ tín nhiệm theo 3 mức: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp". Phiếu tín nhiệm theo mẫu ban hành kèm theo Quy định này (Phụ lục 4).
2. Cách ghi phiếu
Căn cứ vào nội dung tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm, người ghi phiếu tín nhiệm nghiên cứu, đánh giá khách quan về người được lấy phiếu tín nhiệm, ghi ý kiến của mình vào phiếu tín nhiệm. Người ghi phiếu tín nhiệm có thể ký tên hoặc không ký tên vào phiếu tín nhiệm.
3. Tổng hợp, phân tích kết quả phiếu tín nhiệm
- Kết quả phiếu tín nhiệm đối với từng người được tổng hợp như sau: Họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm; tổng số phiếu phát ra; tổng số phiếu thu về, số phiếu hợp lệ, số phiếu không hợp lệ; tổng số phiếu tín nhiệm cao và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về; tổng số phiếu tín nhiệm và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về; tổng số phiếu tín nhiệm thấp và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về.
- Phiếu không hợp lệ: Là phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra; phiếu gạch xoá họ tên người được in trên phiếu; phiếu ghi tên một người mà người ghi phiếu không đánh dấu vào ô nào hoặc đánh dấu vào hai hoặc ba ô.
- Trường hợp phiếu ghi thêm tên của người ngoài danh sách lấy phiếu tín nhiệm thì phần ghi thêm là không hợp lệ; các trường hợp trong danh sách còn lại nếu đánh dấu theo quy định thì hợp lệ.
Theo đó, phiếu tín nhiệm được xem là không hợp lệ khi:
- Phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra;
- Phiếu gạch xoá họ tên người được in trên phiếu;
- Phiếu ghi tên một người mà người ghi phiếu không đánh dấu vào ô nào hoặc đánh dấu vào hai hoặc ba ô.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn