Điều kiện để xử lý hành chính đối với người đã thành niên thực hiện hành vi giao cấu với trẻ em
Đây là tình huống liên quan đến thẩm quyền và hình thức xử lý đối với hành vi giao cấu với trẻ em của người đã thành niên (18 tuổi). Để giải quyết tình huống trên theo đúng quy định của pháp luật, cần vận dụng các quy định về thẩm quyền, hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999.
Hành vi của Phạm Văn B với Phạm Thị X có vi phạm pháp luật và phải bị xử lý không?
- Phạm Văn B sinh ngày 20/12/1979 (theo chứng minh nhân dân), tính đến thời điểm 20/7/2005, B đã là người thành niên. Phạm Thị X sinh ngày 20/8/1990 (theo chứng minh nhân dân), tính đến thời điểm 20/7/2005, X được 14 tuổi 11 tháng. Ngày 20/7/2005, lần đầu tiên Phạm Văn B đã thực hiện hành vi giao cấu với Phạm Thị X (khi được X đồng ý).
- Đối chiếu với khoản 1 Điều 115 Bộ luật Hình sự năm 1999 (“Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”), thì Phạm Văn B đã thực hiện hành vi giao cấu với trẻ em.
Thẩm quyền xử lý vụ việc Khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 quy định: “Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật Hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân”.
Như vậy, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Y có thẩm quyền thụ lý điều tra vụ việc xảy ra tại nhà nghỉ Hướng Dương.
Các bước mà Công an xã X cần tiến hành trong thẩm quyền của mình
- Lập biên bản bắt giữ Phạm Văn B - người có hành vi phạm tội quả tang.
- Chuyển giao biên bản cùng các tài liệu có liên quan, tang vật (nếu có) và đối tượng đến cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Y.
Thư Viện Pháp Luật