Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Thứ nhất, do quan hệ hôn nhân với người vợ thứ 1 năm 1955 khi Luật hôn nhân gia đình 1959 có hiệu lực nên áp dụng theo quy định Luật hôn nhân gia đình năm 1959.
Theo thông tin bạn cung cấp thì cha và người vợ thứ nhất vẫn chưa làm thủ tục ly hôn vì vậy quan hệ hôn nhân gia đình vẫn còn tồn tại. Cha bạn là người đang có vợ và sống chung như vợ chồng với mẹ bạn, và giữa hai người cũng không đăng ký kết hôn nên theo quy định tại Điều 5 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình 1959 việc sống chung như vợ chồng của 2 người không được pháp luật thừa nhận nên khi cha bạn mất thì mẹ bạn sẽ không thuộc diện thừa kế trong trường hợp này.
Thứ hai, chia thừa kế theo pháp luật
Theo thông tin bạn cung cấp thì căn nhà trên đứng tên cha bạn và người vợ thứ nhất nên đây được coi là tài sản chung vợ chồng, di sản thừa kế khi cha bạn mất là giá trị một phần hai căn nhà và sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha bạn gồm người vợ thứ nhất (vì người vợ thứ nhất vẫn còn sống khi cha bạn mất), các con của người vợ thứ nhất và các con của mẹ bạn và những người khác (nếu có), mỗi người sẽ được suất thừa kế bằng nhau theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự:
Khi người vợ thứ nhất mất di sản thừa kế sẽ là một phần hai giá trị căn nhà và phần thừa kế người đó được hưởng khi cha bạn mất, người được hưởng thừa kế ở đây sẽ là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà cũng theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 nêu trên.
Như vậy, bạn có thể căn cứ vào phân tích ở trên để xác định suất thừa kế của mỗi người. Sau đó, những người thừa kế có thể làm văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và thực hiện thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định tại Điều 57 Luật công chứng 2014.
Thư Viện Pháp Luật