Đánh giá giáo dục môn lịch sử-địa lí trong Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?
- Quy định về đánh giá giáo dục môn lịch sử-địa lí trong Chương trình xóa mù chữ?
- Động từ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của học viên trong giáo dục môn lịch sử-địa lí Chương trình xóa mù chữ được giải thích như thế nào?
- Quy định về thiết bị dạy học môn lịch sử-địa lí trong Chương trình xóa mù chữ?
Quy định về đánh giá giáo dục môn lịch sử-địa lí trong Chương trình xóa mù chữ?
Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá giáo dục môn lịch sử-địa lí trong Chương trình xóa mù chữ như sau:
1. Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học viên để hướng dẫn hoạt động học và điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động quản lí.
2. Phương châm đánh giá là khuyến khích được sự say mê học tập, tìm hiểu, khám phá các vấn đề có liên quan đến môn học, giúp học viên tự tin, chủ động sáng tạo và chăm chỉ học tập.
3. Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong Chương trình tổng thể và chương trình môn Lịch sử và Địa lí; chú trọng khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học viên trong những tình huống cụ thể.
4. Bên cạnh đánh giá kiến thức, kĩ năng, cần tăng cường và áp dụng biện pháp thích hợp để đánh giá thái độ của học viên trong học tập; chú trọng xem xét sự hiểu biết của học viên về lịch sử, địa lí của địa phương, vùng miền, đất nước; hiểu biết bước đầu về thế giới và khả năng vận dụng những kiến thức lịch sử, địa lí để tìm hiểu môi trường xung quanh, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
5. Kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; giữa đánh giá định tính và định lượng; giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học viên.
6. Sử dụng các hình thức đánh giá khác nhau: đánh giá thông qua bài viết: 01 bài kiểm tra định kì.
Theo đó, việc giáo dục môn lịch sử-địa lí trong Chương trình xóa mù chữ dựa vào mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học viên để hướng dẫn hoạt động học và điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động quản lí.
Đánh giá giáo dục môn lịch sử-địa lí trong Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Động từ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của học viên trong giáo dục môn lịch sử-địa lí Chương trình xóa mù chữ được giải thích như thế nào?
Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT giải thích các động thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của học viên trong giáo dục môn lịch sử-địa lí Chương trình xóa mù chữ như sau:
Chương trình xóa mù chữ môn Lịch sử và Địa lí sử dụng các động từ hành động để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của học viên. Một số động từ được sử dụng lặp lại ở các mức độ khác nhau, nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện đối tượng, độ phức tạp và độ khó khác nhau. Trong bảng tổng hợp dưới đây, đối tượng, độ phức tạp và độ khó của mỗi hành động được chỉ dẫn bằng các từ ngữ đặt trong ngoặc đơn. Khi ra đề kiểm tra, giáo viên có thể thay thế các động từ trong bảng tổng hợp bằng động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học viên.
Thời lượng thực hiện giáo dục môn lịch sử-địa lí trong Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?
Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về thời lượng thực hiện giáo dục môn lịch sử-địa lí trong Chương trình xóa mù chữ như sau:
Thời gian dành cho mỗi lớp học là 55 tiết/kỳ. Kỳ 5 có 10 tiết chuyên đề hành dụng, lựa chọn 2 trong 3 chuyên đề để học bắt buộc. Các mạch nội dung “Các vùng miền trên đất nước Việt Nam” và “Một số sự kiện tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam” được tổ chức dạy học trong kỳ 4 và kỳ 5.
Dự kiến thời lượng dành cho mỗi mạch nội dung được trình bày trong bảng sau:
Mạch nội dung | Chủ đề | Kỳ 4 (Số tiết) | Kỳ 5 (Số tiết) |
Các vùng miền trên đất nước Việt Nam | Trung du và miền núi Bắc Bộ | 8 | |
Đồng bằng Bắc Bộ | 10 | ||
Duyên hải miền Trung | 8 | ||
Tây Nguyên | 8 | ||
Nam Bộ | 9 | ||
Đất nước và con người Việt Nam | Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính Thiên nhiên Việt Nam Biển, đảo Việt Nam Dân cư và dân tộc ở Việt Nam | 8 | |
Một số sự kiện tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam | Các quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam Văn Lang, Âu Lạc, Phù Nam, Champa | 6 | |
Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam Đấu tranh giành độc lập thời kỳ Bắc thuộc Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long Triều Trần và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên Khởi nghĩa Lam Sơn và triều Hậu Lê Triều Nguyễn | 13 | ||
Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 Cách mạng tháng Tám năm 1945 Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 | 15 | ||
Thế giới | Các nước láng giềng: Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc); Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào; Vương quốc Campuchia. | 10 | |
Các chuyên đề hành dụng | Thiên nhiên và con người Bảo vệ môi trường tại địa phương Các nhân vật lịch sử của dân tộc Việt Nam | 10 | |
Kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ | 2 | 2 | |
Tổng cộng |
| 55 | 55 |
Quy định về thiết bị dạy học môn lịch sử-địa lí trong Chương trình xóa mù chữ?
Phần thứ hai Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về thiết bị dạy học môn lịch sử-địa lí trong Chương trình xóa mù chữ như sau:
Bộ thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí bao gồm:
- Mô hình hiện vật, tranh ảnh lịch sử, địa lí, băng ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử,...;
- Bản đồ, lược đồ;
- Sơ đồ, các bảng thống kê,...;
- Phim video;
- Các phiếu học tập có các nguồn sử liệu;
- Phần mềm dạy học (nghiên cứu và từng bước sử dụng rộng rãi).
Thiết bị dạy học môn Lịch sử và Địa lí là các nguồn tư liệu phong phú, cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh và giàu sức thuyết phục, không chỉ nhằm minh hoạ bài giảng của giáo viên mà còn hỗ trợ giáo viên tổ chức các hoạt động học tập tự tìm tòi tri thức lịch sử, địa lí của học viên một cách tích cực, sáng tạo. Giáo viên tạo điều kiện cho học viên làm việc trực tiếp với các thiết bị dạy học theo phương châm: Hãy để cho học viên tiếp xúc nhiều hơn với các thiết bị, suy nghĩ nhiều hơn làm việc nhiều hơn và trình bày ý kiến của mình nhiều hơn.
Trân trọng!
Trần Thúy Nhàn