Điều kiện đầu tư kinh doanh công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh được quy định như thế nào?
- Điều kiện đầu tư kinh doanh công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh được quy định như thế nào?
- Thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh?
- Trình tự cho phép tổ chức, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh như thế nào?
- Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh như thế nào?
- Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh như thế nào?
Điều kiện đầu tư kinh doanh công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh được quy định như thế nào?
Tại Điều 9 Nghị định 101/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 30/01/2023) có quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh như sau:
Điều kiện đầu tư kinh doanh công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
1. Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được đầu tư kinh doanh công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định này khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có vốn điều lệ tối thiểu là 100 tỷ đồng tại thời điểm đề nghị tham gia đầu tư kinh doanh công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
b) Phòng thí nghiệm, thử nghiệm được bố trí riêng biệt và có năng lực thiết bị, công nghệ, phương tiện, trang thiết bị tiêu chuẩn đo lường đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu công nghệ;
c) Có ít nhất 50 lao động kỹ thuật có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đầu tư kinh doanh công nghệ chuyên dùng chế tạo, sản xuất vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ quốc phòng, an ninh;
d) Được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ hoặc lựa chọn qua thủ tục đấu thầu.
2. Doanh nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được đầu tư kinh doanh công nghệ chuyên dùng chế tạo, sản xuất vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định này khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định này;
b) Quy định tại khoản 1 Điều này.
Để đầu tư kinh doanh công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh phải thuân theo điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định 101/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 30/01/2023).
Điều kiện đầu tư kinh doanh công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh?
Tại Điều 10 Nghị định 101/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 30/01/2023) có quy định về thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh như sau:
Thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép tổ chức, doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an:
a) Giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng sản xuất, cung ứng quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng;
b) Lựa chọn nhà thầu sản xuất, cung ứng sản phẩm quân trang, quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng;
c) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép tổ chức, doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí quân dụng.
Việc cho phép đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh thuộc thẩm quyền của:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép tổ chức, doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 7
-Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an
Trình tự cho phép tổ chức, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh như thế nào?
Tại Điều 11 Nghị định 101/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 30/01/2023) có quy định về trình tự cho phép tổ chức, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh như sau:
Trình tự cho phép tổ chức, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh
Tổ chức, doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này có nhu cầu tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 10 Nghị định số 79/2018/NĐ-CP.
Trình tự cho phép tổ chức, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định 101/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 30/01/2023).
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh như thế nào?
Tại Điều 13 Nghị định 101/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 30/01/2023) có quy định về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh như sau:
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng.
2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng.
3. Xây dựng, ban hành danh mục quân dụng phục vụ quốc phòng quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
4. Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phục vụ quốc phòng.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng.
- Xây dựng, ban hành danh mục quân dụng phục vụ quốc phòng quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
- Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh như thế nào?
Tại Điều 15 Nghị định 101/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 30/01/2023) có quy định về trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh như sau:
Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân