Quy định về hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ cho công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ?
Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ cho công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ cho công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ được quy định như thế nào? Tôi đang điều hành một công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Công ty tôi đã được cấp Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ nhưng sắp hết hạn. Tôi đang chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ. Cho tôi hỏi, thành phần hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ bao gồm các loại giấy tờ nào?
Trả lời:
Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ cho công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Cụ thể là:
Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp đổi Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu từng loại công cụ hỗ trợ;
- Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;.
Các tổ chức, doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ mà hết hạn thì được cấp đổi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ mới.
Các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu được cấp đổi Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ thì phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định kiểm tra thực tế, cấp đổi Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là nội dung tư vấn về hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.
Quy định về hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ cho công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng như thế nào?
Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào? Cơ sở của tôi đã được cấp Giấy phép trang bị và Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ. Trong quá trình tập luyện, các loại công cụ hỗ trợ này bị hư, hỏng cần phải sửa chữa. Do đó, tôi đang chuẩn bị làm thủ tục xin cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ để kịp thời sửa chữa, không làm gián đoạn quá trình luyện tập của khách hàng. Cho tôi hỏi, thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Cụ thể là:
a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ cần sửa chữa, nơi sửa chữa, thời gian sửa chữa; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
b) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.
Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ như thế nào?
Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ được quy định như thế nào? Cơ sở của tôi đã được cấp Giấy phép trang bị và Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ. Trong quá trình tập luyện, các loại công cụ hỗ trợ này bị hư, hỏng cần phải sửa chữa. Do đó, tôi đang chuẩn bị làm thủ tục xin cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ để kịp thời sửa chữa, không làm gián đoạn quá trình luyện tập của khách hàng. Cho tôi hỏi, thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ được quy định tại Điều 60 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Cụ thể là:
1. Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ cần sửa chữa, nơi sửa chữa, thời gian sửa chữa; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
b) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh