Trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, việc tổ chức thẩm định dự thảo được quy định như thế nào?
1. Tổ chức thẩm định dự thảo trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Tại Điều 18 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 có quy định về tổ chức thẩm định dự thảo trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
1. Trách nhiệm của đơn vị thẩm định và đơn vị gửi hồ sơ thẩm định
a) Trách nhiệm của đơn vị thẩm định
Vụ Pháp chế tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thẩm định, trường hợp thiếu hồ sơ, yêu cầu đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản bổ sung; thẩm định nội dung văn bản do BHXH Việt Nam ban hành theo quy định tại Điều 16 Quy chế này; chuyển ý kiến thẩm định để đơn vị chủ trì soạn thảo tiếp thu, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trình Lãnh đạo Ngành.
Văn phòng BHXH tỉnh thẩm định văn bản theo hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế của BHXH Việt Nam.
Đơn vị thẩm định trao đổi trực tiếp với đơn vị soạn thảo về những vấn đề cần làm rõ hoặc những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung; yêu cầu đơn vị soạn thảo cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến dự thảo văn bản nếu thấy cần thiết; trường hợp không thống nhất được ý kiến, đơn vị thẩm định có quyền bảo lưu ý kiến, báo cáo Lãnh đạo cơ quan.
b) Trách nhiệm của đơn vị gửi hồ sơ thẩm định
Gửi hồ sơ thẩm định đầy đủ theo quy định tại Điều 17 Quy chế này.
Phối hợp trao đổi cung cấp thông tin cho đơn vị thẩm định về những vấn đề cần làm rõ.
2. Thời hạn thẩm định
Thời hạn thẩm định một dự thảo văn bản không quá 07 ngày làm việc (tính từ ngày nhận đủ hồ sơ), trừ trường hợp dự thảo văn bản có nội dung phức tạp hoặc văn bản cần rút ngắn thời gian thẩm định theo chỉ đạo của Lãnh đạo Ngành.
2. Hồ sơ trình ký văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Tại Điều 19 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 có quy định về hồ sơ trình ký văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
1. Các văn bản, tài liệu theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 17 Quy chế này.
2. Ý kiến của đơn vị thẩm định (nếu có)
3. Dự thảo văn bản của các lần trước (nếu có).
3. Ký tắt dự thảo văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Tại Điều 20 Quy chế về công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BHXH năm 2022 có quy định về hồ sơ trình ký văn bản trong công tác văn thư ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
1. Đơn vị chủ trì soạn thảo
a) Văn bản do Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc ký: Lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo ký tắt dự thảo văn bản.
b) Văn bản do Thủ trưởng đơn vị trực thuộc hoặc Giám đốc BHXH tỉnh ký: Lãnh đạo phòng chủ trì soạn thảo ký tắt dự thảo văn bản; đối với đơn vị không có cấp phòng thì cá nhân được giao soạn thảo ký tắt.
c) Văn bản do Giám đốc BHXH huyện ký: Lãnh đạo Tổ nghiệp vụ hoặc cá nhân được giao soạn thảo ký tắt (nếu không có tổ nghiệp vụ).
d) Chữ ký tắt được ký vào vị trí cuối nội dung văn bản (sau dấu ./.); kích cỡ không vượt quá 0,5 cm2.
2. Văn phòng
a) Đối với hồ sơ công việc trình giải quyết theo hình thức văn bản giấy, Văn phòng kiểm tra thủ tục, hồ sơ; thể thức, kỹ thuật trình bày. Lãnh đạo Văn phòng ký tắt dự thảo văn bản trước khi trình Lãnh đạo cơ quan, nếu văn bản do Lãnh đạo cơ quan ký; ký tắt dự thảo văn bản trước khi ban hành, nếu văn bản do Lãnh đạo đơn vị ký thừa lệnh.
Vị trí ký tắt sau dấu chấm (.) tại dòng cuối của phần “Nơi nhận”; kích cỡ không vượt quá 0,5 cm2.
b) Đối với hồ sơ công việc trình ký trên Hệ thống QLVB, Văn phòng không thực hiện ký tắt dự thảo văn bản.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân