Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ như thế nào?
- Nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải là gì?
- Hồ sơ cơ quan chủ trì soạn thảo trình Bộ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gồm gì?
- Hồ sơ cơ quan chủ trì soạn thảo trình Bộ dự thảo thông tư của Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
Nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải là gì?
Căn cứ Điều 20 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải như sau:
Nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải
1. Tổ chức xây dựng đề cương (đối với xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc thay thế), dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách đã được xây dựng trong hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
2. Chuẩn bị tờ trình và các tài liệu có liên quan đến dự án, dự thảo.
3. Tổ chức lấy ý kiến tham gia của đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong ngành và hiệp hội chuyên ngành Giao thông vận tải có liên quan bằng văn bản, thư điện tử hoặc các hình thức phù hợp khác và đăng tải dự án, dự thảo trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo.
4. Báo cáo giải trình về những chính sách mới phát sinh cần bổ sung vào dự án, dự thảo để trình cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành (nếu có).
6. Báo cáo tiến độ soạn thảo.
7. Trình Bộ đề cương chi tiết theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (nếu có).
8. Trình Bộ dự thảo văn bản.
9. Chủ trì, phối hợp với cơ quan tham mưu trình tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị và hoàn thiện dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cho đến khi văn bản được ký ban hành hoặc thông qua.
Như vậy, một trong những nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải là tổ chức xây dựng đề cương (đối với xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc thay thế), dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách đã được xây dựng trong hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cơ quan chủ trì soạn thảo trình Bộ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gồm gì?
Theo Khoản 1 Điều 21 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về hồ sơ cơ quan chủ trì soạn thảo trình Bộ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như sau:
- Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hồ sơ trình Bộ bao gồm:
+ Tờ trình trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành, quan điểm chỉ đạo, mục tiêu yêu cầu, quá trình soạn thảo, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nội dung chủ yếu của văn bản, những vấn đề còn ý kiến khác nhau, những vấn đề cần xin ý kiến;
+ Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã chỉnh lý sau khi tiếp thu ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong ngành;
+ Dự thảo văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành (nếu có);
d) Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự thảo văn bản;
+ Bản đánh giá thủ tục hành chính nếu văn bản có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới nếu văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
+ Bản tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và bản chụp các ý kiến góp ý;
+ Bảng so sánh đối với văn bản sửa đổi, bổ sung;
+ Văn bản thẩm định của tổ chức pháp chế (đối với cơ quan chủ trì soạn thảo là các Cục trừ Trung tâm Công nghệ thông tin, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải) và ý kiến giải trình của đơn vị soạn thảo đối với nội dung thẩm định;
+ Tài liệu khác (nếu có).
Hồ sơ cơ quan chủ trì soạn thảo trình Bộ dự thảo thông tư của Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
Khoản 2 Điều 21 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về hồ sơ cơ quan chủ trì soạn thảo trình Bộ dự thảo thông tư của Bộ Giao thông vận tải như sau:
- Tờ trình trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, quá trình soạn thảo, nội dung chủ yếu của văn bản, những vấn đề còn ý kiến khác nhau, những vấn đề cần xin ý kiến;
- Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã chỉnh lý sau khi tiếp thu ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong ngành;
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo thông tư (nếu có); bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có);
- Bản tổng hợp ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản (kèm theo bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến góp ý và bản chụp các ý kiến góp ý);
- Bảng so sánh đối với văn bản sửa đổi, bổ sung;
- Văn bản thẩm định của tổ chức pháp chế (đối với cơ quan chủ trì soạn thảo là các Cục) và ý kiến giải trình của đơn vị soạn thảo đối với nội dung thẩm định;
- Tài liệu khác (nếu có).
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo