Có cần lập văn bản đối với giao kết chuyển giao công nghệ hay không?
Giao kết chuyển giao công nghệ có cần lập thành văn bản không?
Căn cứ Điều 22 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ, theo đó:
1. Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
2. Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, với quy định trên thì giao kết chuyển giao phải được lập thành văn bản và phải được các bên ký, đóng dấu vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
Giấy phép chuyển giao công nghệ bị hủy khi nào?
Theo Khoản 2 Điều 32 Luật này về hiệu lực Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ:
2. Cơ quan cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy phép chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nội dung trong Giấy phép chuyển giao công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
b) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ hoặc đăng ký chuyển giao công nghệ;
c) Theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp vi phạm pháp luật có liên quan.
Theo quy định trên thì Giấy phép chuyển giao công nghệ bị hủy khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài