Quy định tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương theo Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, miền núi 2021-2025?
- Quy định chung về tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025
- Quy định cụ thể về tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025
Quy định chung về tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025
Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Quyết định 39/2021/QĐ-TTg quy định chung về tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025
1. Quy định chung:
a) Tổng vốn đối ứng từ nguồn vốn ngân sách địa phương của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2021 - 2025 phải bảo đảm mức quy định tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình.
b) Các địa phương bố trí đủ vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Đối với các địa phương không bố trí đủ vốn đối ứng trong năm kế hoạch theo quy định, khi phân bổ kế hoạch năm sau, ngân sách trung ương sẽ trừ tương ứng với số vốn đối ứng còn thiếu của địa phương.
Quy định cụ thể về tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025
Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Quyết định 39/2021/QĐ-TTg quy định chung về tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025
2. Quy định cụ thể:
a) Đối với các địa phương tự cân đối được ngân sách (trừ 03 địa phương có huyện nghèo và nhiều xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi và Khánh Hòa): 100% vốn thực hiện Chương trình từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, đảm bảo Kế hoạch thực hiện Chương trình trong giai đoạn 05 năm và hằng năm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó định mức đầu tư, hỗ trợ đối với từng dự án, tiểu dự án không thấp hơn định mức bình quân của Chương trình.
b) Đối với các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương:
Các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 70% trở lên: Hằng năm, ngân sách địa phương bố trí đối ứng tối thiểu bằng 05% tổng ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho địa phương.
Các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 50% đến dưới 70%: Hằng năm, ngân sách địa phương bố trí đối ứng tối thiểu bằng 10% tổng ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho địa phương.
Các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương dưới 50% và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa: Hằng năm, ngân sách địa phương bố trí đối ứng tối thiểu bằng 15% tổng ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho địa phương.
c) Danh sách các địa phương tự cân đối được ngân sách và tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho các địa phương được căn cứ trên cơ sở dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 của từng địa phương đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao.
Trân trọng!
Võ Ngọc Nhi