Mẫu kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của NLĐ làm công việc thời vụ?
Mẫu kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của NLĐ làm công việc thời vụ
Theo Phụ lục 1 Mẫu kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (Ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH) như sau:
MẪU KẾ HOẠCH THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
(Kèm theo thông tư số 18/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CƠ QUAN QUẢN LÝ (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .............. |
............., ngày .... tháng ..... năm ......... |
KẾ HOẠCH
THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
NĂM ...
- Tên(2):........................................................................................................................
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh (3):............................................................................
- Tinh chất hoạt động sản xuất kinh doanh (4).................................................................
1. Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm.................... tính bình quân cho một người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường:
TQ =
2. Lựa chọn áp dụng giới hạn giờ làm thêm theo tuần/tháng:
3. Kế hoạch phân bổ quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm:
Tháng |
Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày |
Số ngày làm việc trong tháng |
Tổng số giờ làm việc |
Ghi chú |
a |
b |
c |
d |
đ |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
11 |
|
|
|
|
12 |
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
Tq = |
|
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG |
Hướng dẫn cách ghi:
- Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý (1):
• Ghi tên Công ty mẹ hoặc tập đoàn kinh tế, nếu là doanh nghiệp thành viên trong nhóm công ty;
• Ghi tên Tổng Công ty, nếu là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty;
• Ghi tên Sở, Ban, ngành, nếu trực thuộc Sở, Ban, ngành tại địa phương;
• Ghi tên Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ quản, nếu trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;
• Không ghi gì nếu không thuộc các loại hình trên.
- Tên (2) và ngành nghề kinh doanh (3): Ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh (4): Ghi cụ thể đối tượng thuộc nhóm quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 2 của Thông tư.
Các ví dụ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ
Bên cạnh đó, tại Phụ lục 2 Các ví dụ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công hàng theo đơn đặt hànG (Ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH) như sau:
PHỤ LỤC 2
CÁC VÍ DỤ VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÁC CÔNG VIỆC SẢN XUẤT CÓ TÍNH THỜI VỤ, CÔNG VIỆC GIA CÔNG HÀNG THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG
(Kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. Ví dụ về lập kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm của Công ty
Ví dụ 1 - Tính toán TQ của Công ty X
1 |
Số ngày trong năm 2021 (theo dương lịch) |
Tn = |
365 |
2 |
Tổng số ngày nghỉ hằng tuần trong năm 2021 |
Tt = |
52 |
3 |
Số ngày nghỉ hằng năm thấp nhất |
Tp = |
12 |
4 |
Số ngày nghỉ lễ |
Tl = |
11 |
5 |
Số giờ làm việc bình thường trong một ngày |
tn = |
8 |
Tq = [365 - (52 + 12 + 11)] x 8 = 2320 giờ |
|
|
Vậy quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn chung của công ty X năm 2021 là 2320 giờ.
Ví dụ 2 - Lập bảng kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm của Công ty X (theo mẫu tại Phụ lục 1)
Tháng |
Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày |
Số ngày làm việc trong tháng |
Tổng số giờ làm việc |
Ghi chú |
(a) |
(b) |
(c) |
(d) |
(đ) |
1 |
8 |
25 |
200 |
Nghỉ 01 ngày tết dương lịch, 05 ngày nghỉ hằng tuần |
2 |
7 |
8 |
56 |
Nghỉ 05 ngày tết âm lịch, 04 ngày nghỉ hằng tuần và nghỉ trọn 11 ngày làm việc |
3 |
7 |
27 |
189 |
Nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần |
4 |
7 |
24 |
168 |
Nghỉ ngày Chiến thắng, ngày Giỗ tổ Hùng Vương, 04 ngày nghỉ hằng tuần |
5 |
11 giờ từ thứ hai đến thứ năm, 10 giờ vào thứ sáu, thứ bảy hằng tuần |
25 |
267 |
Nghỉ ngày Quốc tế lao động, 05 ngày nghỉ hằng tuần |
6 |
11 giờ từ thứ hai đến thứ năm, 10 giờ vào thứ sáu, thứ bảy hằng tuần |
26 |
282 |
Nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần |
7 |
8 |
22 |
176 |
Bố trí 05 ngày nghỉ hằng năm; nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần |
8 |
8 |
19 |
152 |
Bố trí 07 ngày nghỉ hằng năm vào đầu tháng; nghỉ 05 ngày nghỉ hằng tuần |
9 |
6 |
19 |
120 |
Nghỉ 02 ngày Quốc khánh, 04 ngày nghỉ hằng tuần và nghỉ trọn 5 ngày làm việc |
10 |
10 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, 8 giờ vào thứ bảy hằng tuần |
26 |
250 |
Nghỉ 05 ngày nghỉ hằng tuần |
11 |
10 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, 8 giờ vào thứ bảy hằng tuần |
26 |
252 |
Nghỉ 4 ngày nghỉ hằng tuần |
12 |
10 giờ tuần đầu tháng và 8 giờ vào ngày làm việc khác |
25 |
208 |
Nghỉ trọn 02 ngày 30, 31 và nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần |
|
TỔNG |
|
2320 |
|
II. Ví dụ về lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày của người lao động
Ví dụ 3: Công nhân A làm việc 15 năm trong điều kiện lao động bình thường cho công ty X. Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn năm 2021 của công nhân A tính như sau:
Số ngày nghỉ hằng năm của công nhân A là: = 15 ngày
Trong đó: 12 ngày được xác định theo quy định tại Điều 113 của Bộ luật Lao động; 15/5 là số ngày nghỉ tăng theo thâm niên được xác định theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động.
Lập bảng tính sau:
1 |
Số ngày trong năm 2021 (theo dương lịch) |
Tn = |
365 |
2 |
Tổng số ngày nghỉ hằng tuần trong năm 2021 |
Tt = |
52 |
3 |
Số ngày nghỉ hằng năm |
Tp = |
15 |
4 |
Số ngày nghỉ lễ |
Tl = |
11 |
5 |
Số giờ làm việc bình thường trong một ngày |
tn = |
8 |
Tq = [365 - (52 + 15 + 11)] x 8 = 2296 giờ |
|
|
Vậy quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn của công nhân A năm 2021 là 2296 giờ.
Ví dụ 4: Công nhân B làm nghề đặc biệt nặng nhọc cho công ty Y đã 15 năm. Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn năm 2021 của công nhân B tính như sau:
Số ngày nghỉ hằng năm của công nhân B là: 16+= 19 ngày
Trong đó: 16 ngày được xác định theo quy định tại Điều 113 của Bộ luật Lao động; 15/5 là số ngày nghỉ tăng theo thâm niên được xác định theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động.
Lập bảng tính sau:
1 |
Số ngày trong năm 2021 (theo dương lịch) |
Tn = |
365 |
2 |
Tổng số ngày nghỉ hằng tuần trong năm 2021 |
Tt = |
52 |
3 |
Số ngày nghỉ hằng năm |
Tp = |
19 |
4 |
Số ngày nghỉ lễ |
Tl = |
11 |
5 |
Số giờ làm việc bình thường trong một ngày |
tn = |
6 |
Tq =[365 - (52 + 19 + 11)] x 6 = 1698 giờ |
|
|
Vậy quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn của công nhân B năm 2021 là 1698 giờ.
Ví dụ 5: Công nhân A theo ví dụ 3 có quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm 2021 là 2296 giờ. Công ty X phân bổ số giờ làm việc tiêu chuẩn làm hằng ngày của công nhân A năm 2021 như sau:
Các tháng (dương lịch) |
Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày |
Số ngày làm việc |
Tổng số giờ làm việc |
Ghi chú |
Tháng 1 |
8 |
25 |
200 |
Nghỉ 01 ngày tết dương lịch, 05 ngày nghỉ hằng tuần |
Tháng 2 |
7 |
8 |
56 |
Nghỉ 05 ngày tết âm lịch, 04 ngày nghỉ hằng tuần và nghỉ trọn 11 ngày làm việc |
Tháng 3 |
7 |
27 |
189 |
Nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần |
Tháng 4 |
7 |
24 |
168 |
Nghỉ ngày Chiến thắng, ngày Giỗ tổ Hùng Vương, 04 ngày nghỉ hằng tuần |
Tháng 5 |
11 giờ từ thứ hai đến Thứ Năm, 10 giờ vào Thứ Sáu, Thứ Bảy hằng tuần |
25 |
267 |
Nghỉ ngày Quốc tế lao động, 05 ngày nghỉ hằng tuần |
Tháng 6 |
11 giờ từ thứ hai đến Thứ Sáu, 10 giờ vào Thứ Bảy hằng tuần |
26 |
282 |
Nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần |
Tháng 7 |
8 |
22 |
176 |
Bố trí 05 ngày nghỉ hằng năm vào cuối tháng; nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần |
Tháng 8 |
8 |
16 |
128 |
Bố trí 10 ngày nghỉ hằng năm vào đầu tháng; nghỉ 05 ngày nghỉ hằng tuần |
Tháng 9 |
6 |
20 |
120 |
Nghỉ 02 ngày Quốc khánh, 04 ngày nghỉ hằng tuần và nghỉ trọn 04 ngày làm việc |
Tháng 10 |
10 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, 8 giờ vào thứ bảy hằng tuần |
26 |
250 |
Nghỉ 05 ngày nghỉ hằng tuần |
Tháng 11 |
10 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, 8 giờ vào thứ bảy hằng tuần |
26 |
252 |
Nghỉ 4 ngày nghỉ hằng tuần |
Tháng 12 |
10 giờ tuần đầu tháng và 8 giờ vào ngày làm việc khác |
25 |
208 |
Nghỉ trọn 02 ngày 30, 31 và nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần |
TỔNG |
|
|
2296 |
|
III. Ví dụ về nguyên tắc sử dụng quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn
Ví dụ 6: Trong tháng 2, công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 7 giờ/ngày trong 8 ngày làm việc, sau đó cho nghỉ trọn 11 ngày làm việc. Công ty thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập nêu tại ví dụ 3 trên, như vậy:
- Số giờ làm việc ít hơn so với 8 giờ của ngày làm việc bình thường là:
8 giờ - 7 giờ = 1 giờ; 1 giờ này không phải trả lương ngừng việc;
- Số ngày nghỉ việc là 11 ngày cũng không phải trả lương ngừng việc.
Ví dụ 7: Tháng 3, do tình hình sản xuất kinh doanh công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 5 giờ/ngày trong 13 ngày làm việc, sau đó cho nghỉ trọn 14 ngày làm việc. Như vậy, so với kế hoạch đã được công ty lập ra cho công nhân A vào tháng 3 nêu tại ví dụ 3 trên, thì:
- Số giờ làm việc thực tế ít hơn so với số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày là:
7 giờ - 5 giờ = 2 giờ; 2 giờ này phải trả lương ngừng việc;
- Số ngày ngừng việc so với kế hoạch là 14 ngày; 14 ngày này phải trả lương ngừng việc.
Ví dụ 8: Trong tháng 9, công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 8 giờ/ngày. Như vậy, so với kế hoạch đã được công ty lập ra cho công nhân A vào tháng 9 tại ví dụ 5 nêu trên, thì số giờ làm việc nhiều hơn so với số giờ làm việc tiêu chuẩn là: 8 giờ - 6 giờ = 2 giờ; 2 giờ này được tính vào tổng số giờ làm thêm, công ty X phải trả tiền lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ theo đúng quy định hiện hành.
Ví dụ 9: Trong tháng 10, công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 10 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, 8 giờ vào thứ bảy hằng tuần theo đúng kế hoạch của công ty được nêu tại ví dụ 3 trên. Số giờ làm việc nhiều hơn so với 8 giờ làm việc bình thường là:
10 giờ - 8 giờ = 2 giờ; 2 giờ này không tính là giờ làm thêm.
IV. Ví dụ về giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày và thời giờ làm thêm
Ví dụ 10: Do yêu cầu đột xuất, trong tháng 5 và tháng 6, công ty X có nhu cầu phải làm thêm giờ. Công ty đã đăng ký giới hạn giờ làm thêm theo tháng. Công ty có thể bố trí làm thêm giờ với công nhân A như sau:
- Từ thứ Hai đến thứ Bảy đều làm việc 12 giờ/ngày.
- Tháng Năm làm thêm thêm 33 giờ; Tháng Sáu làm thêm thêm 30 giờ
Trân trọng!
Võ Ngọc Nhi