Quyền và nghĩa vụ của bên thuê mua nhà ở xã hội được quy định như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê mua nhà ở xã hội được quy định như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê mua nhà ở xã hội được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đình Bảo, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến việc sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, quyền và nghĩa vụ của bên thuê mua nhà ở xã hội được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!
Đình Bảo (dinhbao*****@gmail.com)
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 135 Luật Nhà ở 2014 thì quyền và nghĩa vụ của bên thuê mua nhà ở xã hội được quy định cụ thể như sau:
- Bên thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện quy định tại Điều 62 của Luật Nhà ở 2014 và các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê mua nhà ở.
Trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê mua nhà ở mà bên thuê mua đã nhận bàn giao nhà ở thì bên thuê mua phải trả lại nhà ở này cho bên cho thuê mua; bên thuê mua được hoàn lại số tiền đã nộp lần đầu, trừ trường hợp quy định tại điểm e và điểm h khoản 1 Điều 84 và khoản 2 Điều 136 của Luật Nhà ở 2014.
- Trường hợp bên thuê mua nhà ở chết thì giải quyết như sau:
+ Nếu có người thừa kế hợp pháp đang cùng sinh sống tại nhà ở đó thì người thừa kế hợp pháp đó được tiếp tục thuê mua nhà ở, trừ trường hợp người thừa kế hợp pháp tự nguyện trả lại nhà ở thuê mua;
+ Nếu có người thừa kế hợp pháp nhưng không cùng sinh sống tại nhà ở đó mà bên thuê mua nhà ở đã thực hiện được hai phần ba thời hạn thuê mua thì người thừa kế hợp pháp được thanh toán hết số tiền tương ứng với một phần ba thời hạn thuê mua còn lại và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó;
+ Nếu có người thừa kế hợp pháp nhưng không thuộc diện quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì bên cho thuê mua được quyền thu hồi nhà ở và người thừa kế hợp pháp được hoàn trả số tiền mà bên thuê mua nhà ở đã nộp lần đầu có tính lãi suất theo quy định về lãi suất không kỳ hạn liên ngân hàng tại thời điểm hoàn trả;
+ Nếu không có người thừa kế hợp pháp thì số tiền thuê mua đã nộp lần đầu thuộc sở hữu của Nhà nước và bên cho thuê mua được thu hồi nhà ở thuê mua để ký hợp đồng thuê, thuê mua với đối tượng thuộc diện được thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật này.
Trên đây là nội dung tư vấn về quyền và nghĩa vụ của bên thuê mua nhà ở xã hội. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Nhà ở 2014.
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê mua và thu hồi nhà ở xã hội cho thuê mua
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê mua và thu hồi nhà ở xã hội cho thuê mua được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đình Bảo, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến việc sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê mua và thu hồi nhà ở xã hội cho thuê mua được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!
Đình Bảo (dinhbao*****@gmail.com)
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 136 Luật Nhà ở 2014 thì các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê mua và thu hồi nhà ở xã hội cho thuê mua được quy định cụ thể như sau:
- Trường hợp thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê mua và thu hồi nhà ở được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g và h khoản 1 Điều 84 của Luật Nhà ở 2014.
- Trường hợp thuê mua nhà ở xã hội không thuộc sở hữu nhà nước thì bên cho thuê mua được chấm dứt hợp đồng thuê mua nhà ở, được thu hồi nhà ở đang cho thuê mua khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Bên thuê mua tự ý cho thuê hoặc bán nhà ở thuê mua cho người khác trong thời hạn thuê mua;
+ Bên thuê mua không trả tiền thuê nhà từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
+ Bên thuê mua tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở thuê mua;
+ Bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê mua;
+ Thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 135 của Luật Nhà ở 2014;
+ Các trường hợp khác theo thỏa thuận của các bên.
- Bên thuê mua nhà ở xã hội không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 136 Luật Nhà ở 2014 được chấm dứt hợp đồng thuê mua theo thỏa thuận trong hợp đồng; trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở thì phải trả lại nhà ở này cho bên cho thuê mua.
Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê mua và thu hồi nhà ở xã hội cho thuê mua. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Nhà ở 2014.
Vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội
Vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Nhàn, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến việc sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!
Thanh Nhàn (thanhnhan*****@gmail.com)
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 70 Luật Nhà ở 2014 thì vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội được quy định cụ thể như sau:
- Vốn của chủ đầu tư hoặc vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Vốn của đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
- Vốn đầu tư của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này.
- Vốn do Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội; vốn do Nhà nước cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định.
- Vốn hỗ trợ từ các Quỹ và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác.
Trên đây là nội dung tư vấn về vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Nhà ở 2014.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn