Xử lý kỷ luật viên chức tự ý bỏ việc theo quy định mới

Viên chức tự ý bỏ việc, không viết đơn xin thôi việc, nhà trường làm giấy mời đến làm việc nhưng thái độ không hợp tác. Không biết nhà trường nên xử lý như thế nào, nên áp dụng biện pháp kỷ luật gì cho phù hợp?
Trước đây, theo Nghị định 27/2012/NĐ-CP thì trường hợp viên chức tự ý nghỉ việc sẽ bị xử lý như sau:
 
- Khiển trách: Trường hợp viên chức tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng.

- Cảnh cáo: Trong trường hợp viên chức tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng.

- Buộc thôi việc: Trường hợp viên chức tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch.
 
Tuy nhiên, theo Điểm b Khoản 2 Điều 44 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì quy định về xử lý kỷ luật viên chức nêu trên đã bị bãi bỏ. Do đó hiện tại không có quy định cụ thể về trường hợp xử lý kỷ luật viên chức tự ý nghỉ việc. 
 
Khoản 4 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc khi xử lý kỷ luật viên chức như sau:
 
Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
 
Do đó trường hợp của bạn phải căn cứ vào quy chế của trường, mức độ vi phạm, hậu quả, thái độ của viên chức,... để đưa ra biện pháp xử lý kỷ luật phù hợp. 
 
Trân trọng!
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào