Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà không có căn cứ chứng minh người để lại di sản đã chết
Theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 13 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì đối với công chứng viên có hành vi công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà không có giấy chứng tử hoặc căn cứ chứng minh người để lại di sản đã chết thì sẽ bị xử phạt lên đến 15 triệu đồng, cụ thể mức phạt như sau:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
d) Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà không có giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết hoặc người thừa kế đã chết (nếu có); không có di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc; không có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản trong trường hợp thừa kế theo pháp luật;;”
Ngoài ra, đối với hành vi trên, có bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên đến 03 tháng, được quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định này, cụ thể như sau:
“Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay, đối với công chứng viên có hành vi công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà không có giấy chứng tử hoặc căn cứ chứng minh người để lại di sản đã chết thì có thể bị xử phạt lên đến 15.000.000 đồng và bị tước thẻ công chứng viên đến 03 tháng.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật