Cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền như thế nào trong việc xử phạt vi phạm hành chính?
Theo Điều 85 Nghị định 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/09/2020), có quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thi hành án dân sự cụ thể như sau:
1. Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính; các điểm a, c và n khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính; các điểm a, c và n khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính; các điểm a, c và n khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Trân trọng!
Nguyễn Đăng Huy