Người hành nghề có được từ chối khám bệnh, chữa bệnh?

Tôi hành nghề khám chữa bệnh được 1 năm, và rất nhiều trường hợp bệnh nhân đến với tôi, tôi không có khả năng để chữa mà tôi chỉ sơ cứu ban đầu và chuyển lên cơ sở tuyến trên, và người nhà của họ không đồng ý, như vậy theo quy định pháp luật tôi có quyền từ chối khi vượt quá khả năng của mình không?

Căn cứ Điều 32 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh như sau:

1. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của mình, nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền hoặc giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết. Trong trường hợp này, người hành nghề vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

2. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh, chữa bệnh đó trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.

Như vậy, trường hợp nếu thấy vượt quá khả năng thì người hành nghề được từ chối chữa nhưng phải thực hiện các biện pháp như: sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám bệnh chữa bệnh

Lê Bảo Y

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào