Chưa đăng ký kết hôn có được nhận di sản của vợ không?
Theo Khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định di chúc miệng hợp pháp như sau:
=> Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Theo thông tin bạn cung cấp thì dì bạn chỉ để lại di chúc miệng có sự chứng kiến của gia đình bạn nhưng sau đó gia đình bạn không ghi chép và công chứng bản ghi đó, cho nên di chúc miệng của dì bạn để lại là không hợp pháp.
Như vậy, di sản của dì bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật (Điểm b Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015).
Mặt khác, tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Căn cứ thông tin bạn cung cấp người ngoại quốc cha của cháu bạn chưa có đăng ký kết hôn (hôn thu) với dì bạn nên cha của cháu bạn không có quyền hưởng di sản của dì bạn để lại nhé. Cháu bạn và cha mẹ của dì bạn (nếu còn sông) sẽ là những người thừa kế di sản này.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật