Trường hợp xâm phạm tính mạng, phá hủy tài sản nhưng không truy cứu tội khủng bố

Để cấu thành tội khủng bố thì theo quy định có thể có nhiều hành vi như theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 299 Bộ luật hình sự 2015: "c) Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân." Như vậy, cho em hỏi: Làm sao để phân biệt tội khủng với tội giết người hay tội phá hủy công trình hay gây rối trật tự công cộng ...

Khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP (có hiệu lực từ 01/12/2019) quy định cụ thể như sau:

3. Trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhưng không nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố mà tùy từng trường hợp cụ thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng.

Ví dụ: Do mâu thuẫn cá nhân, Nguyễn Văn A đã giết và phân xác chị Nguyễn Thị C ra làm nhiều phần rồi đem đi phi tang. Hành vi của Nguyễn Văn A gây hoang mang trong dư luận, nhưng khi thực hiện hành vi phạm tội A không nhằm mục đích gây hoảng sợ trong công chúng mà chỉ nhằm trả thù cá nhân. Do đó, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định tại Điều 123 của Bộ luật Hình sự.

=> Như vậy, với hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhưng không nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố.

Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào