Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng hai chế độ do Người sử dụng lao động chi trả theo Bộ Luật lao động; cơ quan BHXH chi trả theo Luật bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
* Trích Bộ Luật Lao Động năm 2012:
Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.
* CHẾ ĐỘ BHXH: ( TRÍCH Luật bảo hiễm xã hội năm 2006)
1. TRỢ CẤP MỘT LẦN (ĐIỀU 42)
- Bị suy giảm 5% -30% khả năng lao động.
- 5%: 5 tháng lương tối thiểu
- Cứ thêm 1% thì thêm 0.5 tháng lương tối thiểu
* Trợ cấp thâm niên
- Ít hơn hoặc bằng một năm là 0.5 tháng tiền lương
- Trên 1 năm: cộng thêm 0.3 tháng tiền lương/mỗi năm.
- Thời gian bắt đầu hưởng: từ tháng điều trị xong ra viện, trường hợp tái phát thì tính từ lúc giám định.
2. TRỢ CẤP HÀNG THÁNG (ĐIỀU 43)
* Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên:
- Mức suy giảm 31%: 30% mức lương tối thiểu
- Trên 31%: cứ suy giảm thêm 1% thì thêm 2% lương tối thiểu.
* Trợ cấp theo năm đóng BHXH
- Không đủ một năm: 0.5 tháng lương
- Từ một năm trở lên: cộng thêm 0.3% tháng lương/ cho mỗi năm.
- Thời gian bắt đầu hưởng: Từ tháng điều trị xong ra viện, trường hợp tái phát thì tính từ khi giám định xong.
3. TRỢ CẤP PHỤC VỤ (ĐIỀU 46)
Khi có tỷ lệ suy giảm từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt 2 chi hoặc tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại điều 43, hàng tháng còn được phụ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung.
Thời gian hưởng: Từ tháng điều trị xong ra viện, trường hợp tái phát từ khi giám định xong.
4. TRỢ CẤP MỘT LẦN KHI CHẾT DO TNLĐ, BNN HOẶC TRONG THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ (Điều 47)
36 tháng tiền lương tối thiểu chung.
5.TRỢ CẤP MAI TÁNG (ĐIỀU 63)
Cấp cho thân nhân người LĐ bị TNLĐ, BNN chết hoặc người LĐ đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng đã chết
Mức: 10 tháng lương tối thiểu chung
6.TRỢ CẤP TUẤT HÀNG THÁNG (ĐIỀU 64)
Cấp cho thân nhân người chết do TNLĐ, BNN, người lao động đang hưởng lương hưu, người lao động đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng với mức 61% trở lên mà bị chết, thân nhân bao gồm :
Con chưa đủ 15 tuổi hoặc chưa đủ 18 tuổi nhưng còn đi học, con đủ 15 tuổi nhưng suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, vợ hoặc chồng, cha mẹ vợ hoặc chồng. Đối tượng được hưởng không quá 4 người. Mức hưởng bằng 50% mức lương tối thiểu chung.
7.TRỢ CẤP TUẤT MỘT LẦN (ĐIỀU 66)
Đối tượng: Người thân của người đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng, đã nghỉ việc nay chết
Người thân của người bị chết do TNLĐ,BNN hoặc trợ cấp TNLĐ,BNN hàng tháng với mức từ 61% trở lên nhưng không có người được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
Mức: Mỗi năm được 1.5 tháng lương bình quân đóng BHXH, mức thấp nhất là 3 tháng lương bình quân đóng BHXH.
Thư Viện Pháp Luật