Xem chất lưỡi trong khám chữa bệnh y học cổ truyền có thể đoán được bệnh gì?
Tại quy trình số 2 của Quyết định 26/2008/QĐ-BYT về Quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định:
1.8.1. Chất lưỡi.
* Về mầu sắc:
- Nhạt màu: Do hàn chứng, hư chứng, dương khí suy hoặc khí huyết không đầy đủ.
- Đỏ: do nhiệt có bệnh ở lý, thực có nhiệt hoặc hư nhiệt (âm hư hoả vượng)
- Đỏ giáng: do nhiệt thịnh, tà khí đã vào đến phần dinh, huyết. ở các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính do âm hư hoả vương hoặc tân dịch bị suy giảm nhiều.
- Lưỡi xanh, tím: có thể là do hàn, có thể do nhiệt. Nếu do nhiệt thì chất lưỡi xanh tím nhiều, lưỡi khô. Nếu do hàn chất lưỡi xanh tím, ướt nhụân. Nếu do ứ huyết chất lưỡi xanh tím có điểm ứ huyết.
* Về hình dáng lưỡi.
- Lưỡi phù nề: Bệnh thuộc thực chứng, nhiệt chứng, có vết hằn răng ở rìa lưỡi: do hư hàn hoặc đàm kết.
- Lưỡi sưng to, trắng nhợt: Tỳ thận dương hư; lưỡi sưng to, hồng đỏ: thấp nhiệt hay nhiệt độc mạnh.
- Lưỡi mỏng nhỏ, ướt: Do tâm tỳ hư, khí huyết hư, suy nhược cơ thể nếu lưỡi mỏng, nhỏ, đỏ giáng do âm hư nhiệt thịnh, tân dịch hao tổn.
- Đầu lưỡi phì đại: Tâm hoả thịnh; hai bên lưỡi phì đại: Can đỏm hoả thịnh; giữa lưỡi phì đại: do vị nhiệt.
* Động thái của lưỡi.
- Lưỡi yếu, màu nhợt: khí huyết hư.
- Lưỡi liệt, màu đỏ: âm hư kiệt.
- Lưỡi liệt, đỏ xẫm: Nhiệt thịnh làm âm hư tổn.
- Lưỡi cứng không cử động được: Nhiệt nhập tâm bào, trúng phong
- Lưỡi lệch: Trúng phong (tai biến mạch máu não)
- Lưỡi run: Do tâm tỳ, khí huyết hư
- Lưỡi rụt ngắn: bệnh trầm trọng, nếu lưỡi rụt ngắn, ướt là hàn ngưng trệ ở cân mạch, nếu lưỡi rụt ngắn, phù nề là do đàm thấp, nếu lưỡi rụt ngắn, đỏ, khô do nhiệt thịnh, thương âm.
- Lưỡi thè ra ngoài: Tâm tỳ có nhiệt hoặc bẩm sinh phát dục kém (bại não)
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật