Phân biệt quyền truy đòi và quyền đòi lại tài sản trong pháp luật dân sự
Tiêu chí |
Quyền đòi lại tài sản |
Quyền truy đòi |
Căn cứ pháp lý |
Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015 |
Khoản 2 Điều 297 Bộ luật Dân sự 2015 |
Đối tượng |
Tài sản không có căn cứ pháp luật |
Tài sản không thể đòi lại vì tài sản đã được chuyển giao cho người thứ ba (có thể hợp pháp hoặc không hợp pháp) |
Chủ thể |
- Số lượng: 2 - Chủ sở hữu (hoặc chủ thể có quyền khác) đối với tài sản; - Người chiếm hữu (hoặc người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản) không có căn cứ pháp luật.
|
- Số lượng: 3 - Bên bảo đảm - Bên nhận bảo đảm - Người thứ ba |
Ví dụ |
A cho B thuê nhà và A sang nước ngoài sinh sống. Trong nước, B đã bán căn nhà này lại cho C (không ngay tình) thì khi về nước A có quyền đòi lại căn nhà trên. |
A thế chấp chiếc ô tô cho B, A lại bán chiếc ô tô đó cho C (chuyển nhượng một cách hợp pháp) thì B có quyền truy đòi tài sản đó từ A |
Như vậy, quyền truy đòi và quyền đòi lại tài sản khác nhau ở yếu tố có thể đòi lại tài sản hay không.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật