Nội dung khám sức khỏe đối với nhân viên bếp gồm những gì?
Theo quy định tại Điểm e Khoản 1 và Khoản 2 Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được khám sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế.
Về thời hạn khám sức khỏe, Khoản 3 Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định có giá trị sử dụng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khoẻ.
Về nội dung khám sức khoẻ, căn cứ Điều 6 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định như sau:
- Đối với KSK cho người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Đối với KSK cho người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Đối với trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Sổ KSK định kỳ quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Đối với trường hợp KSK theo bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại mẫu giấy KSK của chuyên ngành đó.
- Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu: khám theo nội dung mà đối tượng KSK yêu cầu.
Như vậy, thực tiễn cho thấy trong điều kiện bình thường không có dịch bệnh tiêu chảy lưu hành, chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất thực phẩm không bắt buộc khám viêm gan A, E và cấy phân phát hiện mầm bệnh gây bệnh đường ruột nhưng phải khám theo Phụ lục 03 và mẫu giấy KSK chuyên ngành sản xuất, chế biến thực phẩm.
Hiện nay, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đang xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc quản lý cua Bộ Y tế trong đó có lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Theo đó, các quy định về khám sức khỏe được sửa đổi theo hướng đơn giản, tập trung vào khám, xác định những bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng gây ô nhiễm cho thực phẩm của người trực tiếp sản xuất thực phẩm.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật