Một tổ chức, cá nhân có thể sử dụng nhiều hơn một chữ ký số không?
Căn cứ Điều 1 Luật Giao dịch điện tử 2005 về phạm vi điều chỉnh thì:
- Một tổ chức, cá nhân có thể sử dụng nhiều hơn một chữ ký số.
Luật này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.
Các quy định của Luật này không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Theo Điều 57 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ Chứng thực chữ ký số thì các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước nếu áp dụng chữ ký số thì sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp.
Theo quy định hiện hành: Chữ ký số được sử dụng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định. Tuy nhiên, chữ ký số sử dụng trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước thì sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp.
Như vậy, một cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể sử dụng nhiều hơn 1 chữ ký số.
Lưu ý: Chữ ký số do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp chỉ sử dụng trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Không được sử dụng vào các lĩnh vực khác.
Chữ ký số do các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (chữ ký số của VNPT, Viettel…) được sử dụng trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định. Không sử dụng trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Thư Viện Pháp Luật