Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ tiêu hóa

Chào Ban biên tập, tôi đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, được biết khi xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể để xác định tỷ lệ thương tật thì cơ quan bảo hiểm sẽ dựa trên hồ sơ giám định mà bên y tế cung cấp. Vậy cho tôi hỏi: Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ tiêu hóa được quy định ra sao?  Minh Hương (***@gmail.com)

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ tiêu hóa được quy định tại Chương 5 Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ tiêu hóa do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ban hành kèm theo Bảng 2 Thông tư 20/2014/TT-BYT như sau:

Bệnh, tật hệ Tiêu hóa

Tỷ lệ %

I. Bệnh lý thực quản

 

1. Viêm thực quản (mọi nguyên nhân trừ viêm do trào ngược dạ dày thực quản)

21

2. Viêm thực quản do trào ngược dạ dày thực quản

 

2.1. Mức độ 1 (tương đương độ A và B)

21-25

2.2. Mức độ 2 (tương đương độ c và D)

31-35

3. Barrett thực quản (bao gồm cả viêm nếu có)

 

3.1. Mức độ 1 (tương đương độ A và B)

36-40

3.2. Mức độ 2 (tương đương độ c và D)

41-45

4. Loét thực quản (mọi nguyên nhân, bao gồm cả viêm nếu có)

 

4.1. Loét nhẹ (chưa ảnh hưởng chức năng thực quản)

11-15

4.2. Loét vừa (có ảnh hưởng chức năng thực quản)

21-25

4.3. Loét nặng (ảnh hưởng nặng nề chức năng thực quản)

36-40

5. U thực quản

 

5.1. U lành

 

5.1.1. Chưa ảnh hưởng chức năng thực quản

6-10

5.1.2. Có ảnh hưởng chức năng thực quản (chưa phải can thiệp)

21-25

5.1.3. Đã điều trị can thiệp không ảnh hưởng chức năng thực quản: Tỷ lệ tính theo tổn thương cơ thể do phương pháp can thiệp đó gây nên

 

5.1.4. Đã điều trị can thiệp có ảnh hưởng chức năng thực quản: Tỷ lệ tính tính theo Mục 5.1.3 và cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng

 

5.2. Ung thư thực quản

 

5.2.1. Không còn chỉ định phẫu thuật

71

5.2.2. Phải mở thông dạ dày (không còn chỉ định phẫu thuật thực quản)

81

6. Rãn tĩnh mạch thực quản

 

6.1. Rãn tĩnh mạch thực quản do xơ gan (tính tỷ lệ theo bệnh xơ gan)

 

6.2. Rãn tĩnh mạch thực quản bẩm sinh

 

6.2.1. Chưa phải phẫu thuật, chưa ảnh hưởng chức năng thực quản

6-10

6.2.2. Chưa phải phẫu thuật, có ảnh hưởng chức năng thực quản

21-25

6.2.3. Phải phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ Mục 11

 

7. Thoát vị hoành

31-35

8. Phình thực quản

 

8.1. Không phải phẫu thuật

16-20

8.2. Phải phẫu thuật Áp dụng tỷ lệ Mục 11

 

9. Dị tật teo thực quản bẩm sinh

 

9.1. Chưa phẫu thuật

41-45

9.2. Đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ Mục 11

 

10. Chít hẹp thực quản không do ung thư

 

10.1. Gây ảnh hưởng đến ăn uống, chi ăn được thức ăn mềm

41-45

10.2. Gây ảnh hưởng đến ăn uống, chi ăn được chất lỏng

61-65

10.3. Phải mở thông dạ dày

71-75

11. Phẫu thuật cắt thực quản

 

11.1. Cắt một phần thực quản không do ung thư (bao gồm phẫu thuật dạ dày để tạo hình thực quản)

61

11.2. Cắt toàn bộ thực quản không do ung thư (bao gồm phẫu thuật dạ dày để tạo hình thực quản)

81

11.3. Phẫu thuật cắt thực quản do ung thư: Áp dụng tỷ lệ ở Mục 11.1 hoặc 11.2 cộng lùi với 61%.

 

12. Rối loạn nhu động thực quản

11-15

13. Co thắt tâm vị

 

13.1. Co thắt tâm vị không phải phẫu thuật

16-20

13.2. Co thắt tâm vị phải phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ Mục 11

 

II. Bệnh lý dạ dày

 

1. Viêm dạ dày

 

1.1. Viêm dạ dày các thể (trừ 2 thể ở Mục 1.2 và 1.3)

11-15

1.2. Viêm dạ dày thể teo

26-30

1.3. Viêm dạ dày có dị sản một

36-40

2. Loét dạ dày

 

2.1. Loét dạ dày chưa có biến chứng (đã gồm cả tổn thương viêm dạ dầy nếu có)

 

2.1.1. Ổ loét dưới 1cm

11-15

2.1.2. Ổ loét 1cm đến 2cm

21-25

2.1.3. Ổ loét trên 2cm

Ghi chú: Nếu nhiều ổ loét thì tỷ lệ chỉ được tính theo kích thước ổ loét lớn nhất

31-35

2.2. Loét dạ dày có biến chứng thủng đã xử lý

 

2.2.1. Không gây biến dạng

26-30

2.2.2. Có biến dạng dạ dày hình hai túi

41-45

2.2.3. Không gây biến dạng sau mổ có viêm phải điều trị nội khoa

41-45

2.2.4. Có biến dạng dạ dày hình hai túi sau mổ có viêm phải điều trị nội khoa

46-50

2.2.5. Có loét, chảy máu phải điều trị nội khoa

51-55

2.3. Loét dạ dày có biến chứng chảy máu, điều trị (không phẫu thuật) ổn định

36-40

2.4. Loét dạ dày có biến chứng hẹp môn vị chưa phải can thiệp ngoại khoa

46-50

2.5. Loét dạ dày có biến chứng phải phẫu thuật cắt dạ dày: Áp dụng ty lệ Mục 2.3

 

3. Phẫu thuật cắt đoạn dạ dày

 

3.1. Cắt hai phần ba dạ dày kết quả tốt

51-55

3.2. Cắt từ ba phần tu dạ dày trở lên kết quả tốt

61-65

3.3. Cắt đoạn dạ dày có biến chứng phải phẫu thuật lại

71-75

3.4. Cắt toàn bộ dạ dày, tạo hình dạ dày bằng ruột, cơ thể suy nhược nặng

81

3.5. Có biến chứng: Tỷ lệ tương ứng tại các Mục 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 cộng lùi tỷ lệ tương ứng Mục 5

 

4. U dạ dày

 

4.1. U lành tính: đa polyp, u dưới niêm mạc...

11-15

4.2. Bệnh polyp (Polypose)

 

4.2.1. Bệnh polyp chưa phẫu thuật (cắt dạ dày)

51-55

4.2.2. Bệnh polyp đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ Mục 3

 

4.3. Ung thư dạ dầy

 

4.3.1. Không còn chỉ định phẫu thuật, điều trị bằng hóa chất...

81

4.3.2. Đã phẫu thuật cắt 4/5 dạ dày

81

4.3.3. Cắt toàn bộ dạ dày, tạo hình dạ dày bằng ruột, cơ thể suy nhược nặng

91

4.3.4. Phẫu thuật nối vị tràng do các biến chứng của bệnh lý dạ dầy

91

5. Biến chứng sau cắt đoạn dạ dày

 

5.1. Viêm miệng nối

21-25

5.2. Loét miệng nối

26-30

5.3. Loét, viêm miệng nối (viêm ngoài ổ loét)

31-35

5.4. Hẹp miệng nối

31-35

5.5. Hội chứng Dumping

21-25

III. Bệnh lý hành tá tràng

 

1. Viêm hành tá tràng

11-15

2. Loét hành tá tràng (bao gồm cả viêm nếu có)

 

2.1. Ổ loét dưới 1cm

11-15

2.2. Ổ loét từ 1 đến 2cm

21-25

2.3. Ổ loét từ 2cm trở lên

31-35

3. Loét hành tá tràng có biến chứng

 

3.1. Thủng hành tá tràng đã xử lý

 

3.1.1. Kết quả ổn định

26-30

3.1.2. Có biến chứng viêm loét phải điều trị nội khoa

36-40

3.1.3. Có biến chứng gây hẹp nhưng chưa phải mổ lại

41-45

3.1.4. Có biến chứng rò mỏm tá hàng phải mổ lại

61-65

3.2. Chảy máu hành tá tràng

 

3.2.1. Chảy máu hành tá tràng điều trị nội khoa hoặc nội soi can thiệp ổn định

31-35

3.2.2. Chảy máu hành tá tràng phải phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ Mục 3.1

 

3.3. Phẫu thuật nối vị tràng do các biến chứng của bệnh lý hành tá tràng

61-65

4. U hành tá tràng

 

4.1. U lành

 

4.1.1. Đơn Polyp, u dưới niêm mạc

11-15

4.1.2. Đa polyp

21-25

4.1.3. Bệnh polyp (Polypose) chưa phẫu thuật

51-55

4.1.4. Bệnh polyp (Polypose) đã phẫu thuật

61-65

4.2. Ung thư hành tá tràng

 

4.2.1. Ung thư hành tá tràng chưa phẫu thuật (có chỉ định phẫu thuật)

71

4.2.2. Ung thư hành tá tràng đã phẫu thuật

81

4.2.3. Ung thư hành tá tràng không còn chỉ định phẫu thuật

85

4.3. Biến chứng sau phẫu thuật ung thư hành tá tràng: Áp dụng tỷ lệ Mục 4.2.3 cộng lùi tỷ lệ trong Mục 3.1 tương ứng

 

IV. Bệnh lý ruột non

 

1. Viêm loét ruột non

 

1.1. Viêm ruột non không rõ nguyên nhân, điều trị nội khoa ổn định

11-15

1.2. Viêm ruột non chảy máu, điều trị nội khoa ổn định

21-25

1.3. Viêm loét ruột non chảy máu, hoại tử, điều trị nội khoa ổn định

31-35

1.4. Viêm loét ruột non chảy máu, hoại tử, điều trị nội khoa không kết quả phải phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ Mục 3

 

1.5. Bệnh Crohn ruột non

51-55

2. U một non

 

2.1. U lành, đơn polyp, u máu...

11-15

2.2. Đa polyp

21-25

2.3. Bệnh đa polyp (polypose) chưa phẫu thuật

61-65

2.4. Bệnh đa polyp (polypose) đã mổ: Áp dụng tỷ lệ Mục 4.3

 

2.5. U ác tính chưa mổ

71

2.6. U ác tính đã mổ: Áp dụng Mục 4.3

 

3. Bệnh lý phải phẫu thuật ruột non

 

3.1. Bệnh lý gây thủng ruột non

 

3.1.1. Bệnh lý gây thủng một hoặc hai lỗ đã xử trí

31-35

3.1.2. Bệnh lý gây thủng từ ba lỗ trở lên đã xử trí

36-40

3.2. Bệnh lý phải cắt ruột non dưới một mét

 

3.2.1. Cắt đoạn hỗng tràng

41-45

3.2.2. Cắt đoạn hồi hàng

51-55

3.3. Bệnh lý phải cắt ruột non trên một mét có rối loạn tiêu hóa

 

3.3.1. Cắt đoạn hỗng tràng

51-55

3.3.2. Cắt đoạn hồi tràng

61

3.4. Tổn thương phải cắt bỏ gần hết ruột non có rối loạn tiêu hóa trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến dinh dưỡng

91

4. Biến chứng sau phẫu thuật

 

4.1. Điều trị nội khoa: Áp dụng tỷ lệ trong Mục 3 và cộng lùi với 16% đến 20%

 

4.2. Phải phẫu thuật lại: Áp dụng tỷ lệ trong Mục 4.3 và cộng lùi với 21% đến 25%

 

5. Túi thừa ruột non

 

5.1. Túi thừa ruột non chưa có biến chứng

11-15

5.2. Túi thừa ruột non có biến chứng

 

5.2.1. Túi thừa ruột non có biến chứng loét, áp xe... điều trị nội khoa ổn định

21-25

5.2.2. Túi thừa ruột non có biến chứng phải mổ: Áp dụng tỷ lệ Mục 3

 

V. Bệnh lý đại tràng

 

1. Viêm đại hàng mạn

 

1.1. Viêm đại tràng kích thích (Hội chứng IBS - Irritable Bowel Sydrome)

26-30

1.2. Viêm đại tràng amip, do trực khuẩn

21-25

1.3. Bệnh Crohn

 

1.3.1. Bệnh Crohn chưa có biến chứng

51-55

1.3.2. Bệnh Crohn đã có biến chứng

56-60

1.4. Rối loạn cơ năng đại tràng

16-20

2. Viêm loét đại, trực tràng

 

2.1. Viêm loét đại, trực tràng chảy máu

 

2.1.1. Điều trị ổn định

31-35

2.1.2. Có di chứng, biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.1.1 và cộng lùi tỷ lệ di chứng, biến chứng đó

 

2.2. Viêm loét đại tràng do lao

 

2.2.1. Viêm loét đại tràng do lao không có biến chứng

31-35

2.2.2. Viêm loét đại tràng do lao có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.2.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng

 

3. Túi thừa, phình đại tràng

 

3.1. Túi thừa, phình đại tràng không có biến chứng

11-15

3.2. Túi thừa đại tràng có biến chứng

 

3.2.1. Túi thừa đại tràng có biến chứng loét áp xe ... điều trị nội khoa ổn định

31-35

3.2.2. Phình đại tràng, túi thừa đại tràng có biến chứng loét, áp xe, thủng phải mổ: Áp dụng tỷ lệ Mục 5

 

4. U đại tràng

 

4.1. Polyp đại tràng hoặc u lành

 

4.1.1. Đon polyp hoặc u lành

11-15

4.1.2. Bệnh đa polyp

21-25

4.1.3. Bệnh đa polyp (polypose) chưa phẫu thuật

51-55

4.1.4. Bệnh đa polyp (polypose) đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ ở Tiểu mục 5

 

4.2. Ung thư đại hàng, u ác tính ruột thừa

 

4.2.1. Không còn khả năng phẫu thuật

81

4.2.2. Ung thư đại hàng đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ Mục 5 cộng lùi với 61%

 

4.2.3. U ác tính ruột thừa đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ Mục 6 cộng lùi với 61%

 

5. Bệnh lý phải phẫu thuật đại tràng

 

5.1. Bệnh lý gây thủng đại tràng không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

 

5.1.1. Thủng một lỗ đã xử trí

36-40

5.1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã xử trí

46-50

5.1.3. Thủng đại tràng đã xử trí nhưng bị dò phải phẫu thuật lại nhưng không phải cắt đoạn đại hàng

51-55

5.2. Bệnh lý phải cắt đại tràng, không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

 

5.2.1. Cắt đoạn đại tràng

51-55

5.2.2. Cắt nửa đại tràng phải

61-65

5.2.3. Cắt nửa đại tràng trái

71

5.2.4. Cắt toàn bộ đại tràng

81

5.3. Bệnh lý phải cắt đoạn đại tràng và làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

 

5.3.1. Cắt đoạn đại tràng

66-70

5.3.2. Cắt nửa đại tràng phải

75

5.3.3. Cắt nửa đại tràng trái

81

5.3.4. Cắt toàn bộ đại tràng

85

6. Bệnh viêm ruột thừa

 

6.1. Bệnh viêm ruột thừa cấp phẫu thuật kết quả tốt

16-20

6.2. Đám quánh viêm ruột thừa đã phẫu thuật kết quả tốt

26-30

6.3. Biến chứng sau phẫu thuật viêm ruột thừa phải mổ lại kết quả tốt

31-35

6.4. Biến chứng sau phẫu thuật viêm ruột thừa phải mổ lại nhiều lần hoặc cắt đoạn đại tràng: Áp dụng tỷ lệ Mục 5

 

VI. Bệnh lý trực tràng hậu môn

 

1. Viêm trực tràng

11-15

2. Loét trực tràng

26-30

3. U trực tràng

 

3.1. U lành

 

3.1.1. Đơn polyp và u lành khác

11-15

3.1.2. Bệnh đa polyp

21-25

3.1.3. Bệnh đa polyp (polypose) chua phẫu thuật

51-55

3.2. Ung thư

 

3.2.1. Ung thư trực tràng không còn khả năng phẫu thuật

81

3.2.2. Ung thư trực tràng đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ Mục 9

 

4. Trĩ nội

 

4.1. Độ I chưa can thiệp

6-10

4.2. Độ II chưa can thiệp

16-20

4.3. Độ III chưa can thiệp

21-25

4.4. Độ IV chưa can thiệp

31-35

4.5. Đã can thiệp kết quả tốt

16-20

4.6. Đã can thiệp có biến chứng

 

4.6.1. Gây hẹp đại tiện khó

31-35

4.6.2. Gây đại tiện mất tự chủ

41-45

4.6.3. Phải can thiệp lại kết quả tốt

31-35

4.6.4. Phải can thiệp lại kết quả xấu

46-50

4.7. Trĩ ngoại

 

4.7.1. Đã phẫu thuật

11-15

4.7.2. Chưa phẫu thuật

21-25

4.8. Trĩ phối hợp (hỗn hợp)

 

4.8.1. Đã phẫu thuật

21-25

4.8.2. Chưa phẫu thuật

26-30

5. Bệnh Crohn trực tràng

41-45

6. Nứt kẽ hậu môn

 

6.1. Điều trị nội khoa

11-15

6.2. Đã phẫu thuật kết quả không tốt

21-25

7. Dò hậu môn trực tràng

 

7.1. Điều trị nội khoa

21-25

7.2. Đã phẫu thuật kết quả không tốt

31-35

8. Áp xe hậu môn mạn tính

 

8.1. Chưa can thiệp

16-20

8.2. Đã can thiệp kết quả không tốt

26-30

9. Bệnh lý phải phẫu thuật trực tràng

 

9.1. Bệnh lý gây thủng trực tràng, đã phẫu thuật, không làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

 

9.1.1. Thủng một lỗ đã phẫu thuật

36-40

9.1.2. Thủng từ hai lỗ trở lên đã phẫu thuật

46-50

9.1.3. Thủng trực tràng đã xử trí nhưng còn bị dò kéo dài

51-55

9.2. Bệnh lý phải cắt trực tràng, không làm hậu môn nhân tạo

 

9.2.1. Cắt bỏ một phần trực tràng

51-55

9.2.2. Cắt bỏ hoàn toàn trực tràng

61-65

9.3. Tổn thương trực tràng đã xử trí và phải làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

 

9.3.1. Cắt bỏ một phần trực tràng và có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

61-65

9.3.2. Cắt bỏ hoàn toàn trực tràng và có làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn

71-75

VII. Bệnh lý gan, mật

 

1. Viêm gan mạn

 

1.1. Viêm gan mạn ổn định

26-30

1.2. Viêm gan mạn tiến triển

41-45

2. Gan nhiễm mỡ

 

2.1. Gan nhiễm mỡ chưa biến đổi chức năng gan (xét nghiệm sinh hóa)

11-15

2.2. Gan nhiễm mỡ có biến đổi chức năng gan (xét nghiệm sinh hóa)

21-25

2.3. Gan nhiễm mỡ có biến đổi chức năng gan và biến chứng khác: Áp dụng tỷ lệ mục 2.2 cộng lùi tỷ lệ biến chứng

 

3. Áp xe gan do amip

 

3.1. Điều trị nội khoa và chọc hút mủ

21-25

3.2. Phải phẫu thuật áp xe của một thùy gan

36-40

3.3. Phải phẫu thuật áp xe của hai thùy gan

41-45

3.4. Phải phẫu thuật cắt gan: Áp dụng tỷ lệ mục 14

 

4. Áp xe gan do vi khuẩn

31-35

5. Xơ gan

 

5.1. Giai đoạn 0

31-35

5.2. Giai đoạn 1 (có giãn tĩnh mạch thực quản độ I)

41-45

5.3. Giai đoạn 2 (có giãn tĩnh mạch thực quản độ II)

61-65

5.4. Giai đoạn 3 (có giãn tĩnh mạch thực quản độ III)

71-75

6. Xơ gan mật tiên phát

61-65

7. Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Tỷ lệ tính theo tổn thương tại bộ phận, cơ quan

 

8. Suy chức năng gan

 

8.1. Suy chức năng gan nhẹ (chưa có triệu chứng lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả xét nghiệm)

21-25

8.2. Suy chức năng gan vừa (có triệu chứng lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả xét nghiệm - tương đương Child-Pugh B)

41-45

8.3. Suy chức năng gan nặng (có triệu chứng lâm sàng, có biểu hiện trên kết quả xét nghiệm - tương đương Child-PughC)

61- 65

9. Sỏi mật

 

9.1. Sỏi túi mật không viêm túi mật mạn tính

11-15

9.2. Sỏi túi mật có viêm túi mật mạn tính, điều trị nội khoa ổn định

16-20

9.3. Sỏi ống mật không viêm đường mật

16-20

9.4. Sỏi ống mật có viêm đường mật điều trị nội khoa ổn định

21-25

10. Viêm túi mật mạn tính không do sỏi

16-20

11. Viêm đường mật mạn tính không do sỏi

21-25

12. U gan (u nhu mô gan)

 

12.1. U gan lành tính (u máu, nang gan...), sỏi gan

11-15

12.2. U gan ác tính

 

12.2.1. Ung thư gan nguyên phát chưa phẫu thuật (không còn khả năng phẫu thuật)

71

12.2.2. Ung thư gan thứ phát (tỷ lệ này đã bao gồm tỷ lệ ung thư cơ quan bị di căn)

81

12.2.3. Ung thư gan đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ ở Mục 14 và cộng lùi với 61%

 

13. U túi mật, đường mật

 

13.1. U lành tính: polyp túi mật

11- 15

13.2. U ác tính chưa phẫu thuật

81

13.3. U ác tính đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ ở Mục 15

 

14. Phẫu thuật cắt gan

 

14.1. Cắt bỏ một phân thùy gan phải hoặc phân thùy IV

46-50

14.2. Cắt bỏ gan trái hoặc gan phải

61

14.3. Cắt bỏ gan phải có rối loạn chức năng gan

71

15. Phẫu thuật túi mật, đường mật

 

15.1. Cắt túi mật qua nội soi

16-20

15.2. Phẫu thuật cắt túi mật bằng phẫu thuật truyền thống

36-40

15.3. Phẫu thuật xử lý ống mật chủ

 

15.3.1. Kết quả tốt

31-35

15.3.2. Kết quả không tốt

41-45

15.4. Phẫu thuật xử lý ống mật chủ và cắt bỏ túi mật

56-60

15.5. Phẫu thuật nối túi mật - một non hay nối ống mật một non

56-60

15.6. Phẫu thuật đường mật nhiều lần do dò mật, tắc mật

71-75

15.7. Phẫu thuật hoặc can thiệp nang ống mật chủ

21-25

16. Biến chứng sau phẫu thuật gan mật

 

16.1. Điều trị nội khoa kết quả tốt: Giữ nguyên tỷ lệ cũ

 

16.2. Phải phẫu thuật lại: Cộng lùi tỷ lệ cũ với tỷ lệ do phẫu thuật mới

 

VIII. Bệnh lý tụy, lách

 

1. Viêm tụy mạn tính

31-35

2. U tụy lành tính (gồm cả nang tụy)

 

2.1. U tụy lành tính chưa phẫu thuật chưa có biến chứng

11-15

2.2. U tụy lành tính chưa phẫu thuật có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng

 

2.3. U tụy lành tính đã phẫu thuật (không cắt tụy) kết quả tốt

21-25

2.4. U tụy lành tính đã phẫu thuật (không cắt tụy) có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.3 và cộng lùi tỷ lệ biến chứng

 

2.5. U tụy lành tính đã phẫu thuật cắt tụy: Áp dụng tỷ lệ Mục 5

 

3. U nang giả tụy

 

3.1. U nang giả tụy chưa mổ

31-35

3.2. U nang giả tụy đã phẫu thuật

 

3.2.1. U nang giả tụy đã phẫu thuật nối tụy- ruột

41-45

3.3.2. U nang giả tụy cắt u nang (cắt tụy): Áp dụng tỷ lệ Mục 5

 

4. U tụy ác tính

 

4.1. U tụy ác tính không còn khả năng phẫu thuật

81

4.2. U tụy ác tính đã phẫu thuật: Áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng tại Mục 5 và cộng lùi với 71%

 

5. Phẫu thuật cắt tụy

 

5.1. Phẫu thuật cắt đuôi tụy (không phải ung thư) kết quả tốt

41-45

5.2. Phẫu thuật cắt đuôi tụy (không phải ung thư), biến chứng dò phải phẫu thuật lại, điều trị có kết quả, thể trạng không suy mòn

56-60

5.3. Phẫu thuật cắt khối tá tụy (không phải ung thư) ảnh hưởng nhiều đến dinh dưỡng, thể trạng gầy

76-80

5.4. Phẫu thuật cắt khối tá tụy (không phải ung thư) biến chứng dò kéo dài sau phẫu thuật, điều trị ít kết quả, thể trạng gầy, suy mòn

81-85

6. Phẫu thuật cắt lách

Nếu có biến chứng thiếu máu cộng lùi tỷ lệ biến chứng

31-35

IX. Phẫu thuật gỡ dính, tắc ruột do biến chứng phẫu thuật hệ tiêu hóa

 

1. Mổ gỡ dính lần một

21-25

2. Mổ gỡ dính lần hai

31-35

3. Mổ gỡ dính từ lần ba trở lên

41-45

X. Dị dạng, dị tật hệ tiêu hóa

 

1. Dị dạng, dị tật hệ tiêu hóa nếu tương tự như các tổn thương hệ tiêu hóa đã được nêu trong Bảng tỷ lệ này thi được áp dụng tỷ lệ tổn thương tương đương đã nêu trong Bảng

 

2. Dị dạng, dị tật hệ tiêu hóa khác

 

2.1. Không gây rối loạn chức năng

0-5

2.2. Gây rối loạn chức năng: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.1 và cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng tương ứng

 

2.3. Điều trị can thiệp kết quả tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ tổn thương cơ thể do phương pháp can thiệp đó gây ra

 

2.4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.3 và cộng lùi tỷ lệ di chứng chức năng

 


Trên đây là nội dung quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ tiêu hóa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 20/2014/TT-BYT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào