Công ty có được chấm dứt hợp đồng khi người lao động điều trị ốm đau dài ngày?
Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này.
Theo đó: Điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này quy định như sau:
Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
Như vậy, theo quy định trên thì có ba trường hợp công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị ốm đau như sau:
- Điều trị 12 tháng liên tục đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Điều trị 06 tháng liên tục đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
- Quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Vì vậy, để xem xét chấm dứt hợp đồng với người lao động điều trị ốm đau dài ngày thì công ty cần xem xét về loại hợp đồng và thời gian nghỉ ốm đau thực tế. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng công ty cũng phải tuân thủ về thời hạn báo trước. Trường hợp không đủ điều kiện để chấm dứt hợp đồng thì công ty có thể thuê lao động có thời hạn để giải quyết vấn đề nhân sự.
Trân trọng!
Trân trọng!