Lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương
Lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương được quy định tại Điều 23 Thông tư 19/2018/TT-BCT quy định về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương, theo đó:
1. Trong quá trình soạn thảo, đơn vị chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bằng các phương thức quy định tại Điều 57, Điều 91, điểm d khoản 2 Điều 97, khoản 2 Điều 101, khoản 3 Điều 110 của Luật.
2. Đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân và doanh nghiệp, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi tới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để lấy ý kiến của Mặt trận và cộng đồng doanh nghiệp.
3. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến an ninh, trật tự, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ Công an về sự phù hợp với yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự.
4. Đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến góp ý của các đơn vị có liên quan thuộc Bộ đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm góp ý khi được đề nghị tham gia ý kiến. Thủ trưởng đơn vị được đề nghị tham gia ý kiến chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc không tham gia hoặc chậm tham gia ý kiến và các vướng mắc, phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của đơn vị mình.
Trên đây là tư vấn về lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 19/2018/TT-BCT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Thư Viện Pháp Luật