Bên môi giới bất động sản có được trực tiếp ký hợp đồng đặt cọc không?
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, bản chất của hợp đồng đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự do các bên tự thỏa thuận, thực hiện một cách tự nguyện. Theo đó, một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc vật có giá trị khác trong một thời gian để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Như vậy, theo quy định trên thì các bên hoàn toàn có quyền ký kết hợp đồng đặt cọc để đảm bảo cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Đồng thời, tại Điều 63 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, có quy định:
- Tìm kiếm đối tác đáp ứng các điều kiện của khách hàng để tham gia đàm phán, ký hợp đồng.
- Đại diện theo ủy quyền để thực hiện các công việc liên quan đến các thủ tục mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
- Cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các bên trong việc đàm phán, ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
Theo như quy định trên của Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì bên môi giới chỉ cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các bên chứ không được trực tiếp ký hợp đồng đặt cọc và hợp đồng mua bán, chuyển nhượng.
=> Ta có thể thấy, 02 quy định trên (Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và Bộ luật dân sự năm 2015) có vẻ chưa khớp với nhau, do đó đây là một lỗ hỏng nhỏ cần phải được xem xét cụ thể để có câu trả lời xác đáng.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật