Đi khám, chữa bệnh khác bệnh viện ghi trên thẻ BHYT thì có được bảo hiểm chi trả chi phí không?
Theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì mức hưởng chế độ BHYT khi khám bệnh trái tuyến như sau:
- 32% chi phí khám chữa bệnh khi khám bệnh tại bệnh viện tuyến trung;
- 48% chi phí khám chữa bệnh khi khám bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh;
- 80% chi phí khám chữa bệnh khi khám bệnh tại bệnh viện tuyến huyện;
==> Như vậy, không nhất thiết phải khám chữa bệnh tại bệnh viện ghi trên thẻ BHYT mới được bảo hiểm thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Khám bệnh viện khác với bệnh viện ghi trên thẻ BHYT vẫn được bảo hiểm thanh toán chi phí nhưng ở mức thấp hơn.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:
Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
==> Nơi đăng ký chữa bệnh ban đầu trên thẻ BHYT của mẹ bạn là bệnh viện quận Phú Nhuận. Mẹ bạn bị đau bụng nên bạn đưa mẹ bạn đi cấp cứu tại bệnh viện Bình Dân. Đối với trường hợp này thì không coi là khám chữa bệnh trái tuyến vì đây là trường hợp cấp cứu. Do đó, BHYT vẫn sẽ chi trả 80% chi phí khám, chữa bệnh của mẹ bạn tại bệnh viện Bình Dân.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì bạn phải xuất trình thẻ BHYT của mẹ bạn trước khi ra viện để làm thủ tục hưởng chế độ BHYT.
Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Thư Viện Pháp Luật