Nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
Tại Khoản 1 Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng, có hiệu lực ngày 01/01/2019, quy định nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ như sau:
Theo mục tiêu và yêu cầu quản lý, các nhiệm vụ điều tra rừng theo chu kỳ được xác định cụ thể như sau:
- Điều tra diện tích rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này;
- Điều tra trữ lượng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này; điều tra trữ lượng lâm sản ngoài gỗ theo quy định tại các khoản 1 Điều 15 của Thông tư này; điều tra trữ lượng các-bon theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 Thông tư này;
- Điều tra cấu trúc rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này;
- Điều tra tăng trưởng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này;
- Điều tra tái sinh rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này;
- Điều tra cấu trúc cây bụi, thảm tươi;
- Điều tra lập địa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 Thông tư này;
- Điều tra đang dạng hệ sinh thái theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này;
- Điều tra đa dạng thực vật rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Thông tư này;
- Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này;
- Điều tra côn trùng rừng và sâu bệnh hại rừng theo quy định tại khoản khoản 1 Điều 21 của Thông tư này.
Trên đây là quy định về nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc