Tăng lương tối thiểu vùng có được tăng mức hưởng chế độ thai sản không?

Chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Vân theo đúng lịch mà bác sĩ khám cho tôi thì vào giữa tháng 1 năm 2019 tôi sẽ sinh em bé. Tôi là người lao động đã có đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi, khi nhà nước có quyết định tăng lương tối thiểu vùng thì mức hưởng chế độ thai sản có được tăng lên không?

Căn cứ pháp lý: Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Điều kiện:

Người lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Mức hưởng chế độ thai sản: 

- Được hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

- Được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Như vậy, mức hưởng chế độ thai sản tùy thuộc vào mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trong vòng 6 tháng trước khi nghỉ việc sinh em bé, còn mức trợ cấp thai sản phụ thuộc vào mức lương cơ sở theo quy định của nhà nước tại thời điểm người lao động sinh em bé. 

Mức hưởng chế độ thai sản chỉ tăng khi mức đóng bhxh của người lao động đã được tăng trong vòng 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Và mức lương cơ sở tại thời điểm người lao động sinh em bé được tăng lên.

Còn việc tăng lương tối thiểu vùng tác động đến việc tăng chế độ thai sản, khi lương tối thiểu vùng tác động trực tiếp đến việc đóng bhxh của người lao động trước thời điểm nghỉ sinh.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mức hưởng chế độ thai sản

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào