Ủy quyền xử lý vi phạm hành chính

Tụi em đang là sinh viên và đang làm một dự án tập hợp những quy định cũ của pháp luật hành chính. Có vấn đề thắc mắc cần anh chị trong Ban biên tập giải đáp, cụ thể là trước khi Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thì việc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào? Em cảm ơn anh chị  Quý Hiền - TPHCM

Việc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 41 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 như sau: (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008)

Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy định tại các điều 28, 29 và 30, các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 31, các khoản 2, 3 và 4 Điều 32, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 33, các khoản 2, 3 và 4 Điều 34, các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 35, các khoản 2, 3 và 4 Điều 36, các khoản 2, 3 và 4 Điều 37, các khoản 2, 3 Điều 38, Điều 39, các khoản 3, 4 Điều 40, các khoản 2, 3 Điều 40a, Điều 40b, Điều 40c, Điều 40d của Pháp lệnh này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.

Trên đây là nội dung quy định về việc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi phạm hành chính

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào