Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Toà án nhân dân

Có vấn đề này tôi đang tìm hiểu nhưng không tìm được quy định, cho tôi hỏi trước khi Luật xử lý vi phạm hành chính hiện nay có hiệu lực thì thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Toà án nhân dân được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Mong Ban biên tập tư vấn, chân thành cảm ơn rất nhiều Hoàng Oanh (hhoanh***@gmail.com)

Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Toà án nhân dân được quy định tại Điều 40 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 như sau: (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008)

1. Thẩm phán chủ tọa phiên toà có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

2. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh toà Tòa án nhân dân tối cao có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Trên đây là nội dung quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Toà án nhân dân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi phạm hành chính

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào