Các trường hợp đăng ký nào không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm?

Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Tiến Mai, hiện đang sinh sống và làm việc tại Tp Hồ Chí Minh. Tìm hiểu quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm có thắc mắc sau tôi mong sớm nhận phản hồi. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm nào không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm?

Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm, cụ thể như sau:

- Trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai hoặc chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành theo quy định của Luật nhà ở, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở;

- Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thay đổi tên hoặc thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do tổ chức lại doanh nghiệp;

- Rút bớt tài sản bảo đảm;

- Bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới;

- Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký;

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào