Nước thải công nghiệp từ những nguồn nào phải chịu phí bảo vệ môi trường?
Tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 154/2016/NĐ-CP quy định nước thải công nghiệp là nước thải từ:
- Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản;
- Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: Thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá;
- Cơ sở chăn nuôi, giết mổ: Gia súc, gia cầm tập trung;
- Cơ sở nuôi trồng thủy sản;
- Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề;
- Cơ sở: Thuộc da, tái chế da;
- Cơ sở: Khai thác, chế biến khoáng sản;
- Cơ sở: Dệt, nhuộm, may mặc;
- Cơ sở sản xuất: Giấy, bột giấy, nhựa, cao su;
- Cơ sở sản xuất: Phân bón, hóa chất, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, đồ gia dụng;
- Cơ sở: Cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụ tùng;
- Cơ sở sản xuất: Linh kiện, thiết bị điện, điện tử;
- Cơ sở: Sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu;
- Nhà máy cấp nước sạch;
- Hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp;
- Cơ sở sản xuất khác.
Trên đây là quy định các đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường từ nước thải công nghiệp.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc