Chiếm dụng nhà ở trái phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Luật Nhà ở 2014 thì các đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đối tượng được thuê nhà ở công vụ phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Nhà ở 2014;
- Đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Nhà ở 2014; nếu là đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 49 của Luật Nhà ở 2014 thì còn phải thuộc diện chưa được bố trí nhà ở, đất ở tái định cư;
- Đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư phải thuộc diện bị thu hồi đất, giải tỏa nhà ở theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội;
- Đối tượng được thuê hoặc mua nhà ở cũ phải đang thực tế sử dụng nhà ở đó và có nhu cầu thuê hoặc mua nhà ở này.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 thì pháp luật nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật.
Điều đó, đồng nghĩa với việc các người thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước không được chiếm dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trái pháp luật. Trường hợp có hành vi chiếm dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trái pháp luật sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Theo đó, theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 64 Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì người thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước có hành vi chiếm dụng nhà ở trái pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm thu hồi nhà ở trong trường hợp này theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 64 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật