Sự khác nhau giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc

Tôi là người lao động ở miền quê, không hiểu biết nhiều về pháp luật, gần đây tôi được ký hợp đồng lao động và có đóng BHXH, công ty nói đây là BHXH bắt buộc. Nhờ tư vấn giúp tôi sự khác nhau giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc. Xin cảm ơn.

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

BHXH gồm có hai loại là BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc có một số khác biệt cơ bản sau:

 

Tiêu chí BHXH tự nguyện

 

BHXH bắt buộc

 

Đối tượng Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (Khoản 5 Điều 2 Luật BHXH 2014).

- Người làm việc theo hợp đồng lao động lao động;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, công an nhân dân, quân đội nhân dân;

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014).

Chế độ

- Hưu trí

- Tử tuất (Khoản 3 Điều 3 Luật BHXH 2014)

- Ốm đau

- Thai sản

- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Hưu trí

- Tử tuất (Chương 3 Luật BHXH 2014)

Trách nhiệm đóng

Người tham gia tự đóng

- Người sử dụng lao động

- Người lao động

Mức đóng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn, thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (Khoản 1 Điều 87 Luật BHXH 2014).

- Doanh nghiệp đóng 21.5%, bao gồm: 3% ốm đau, thai sản; 14% hưu trí, tử tuất, 0.5% TNLĐ - BNN, 1% BHTN, 3% BHYT.

- Người lao động đóng 10.5%, bao gồm:  8% hưu trí và tử tuất, 1%BHTN, 1.5% BHYT). 

Phương thức đóng

- Hằng tháng

- 03 tháng 

- 06 tháng

- 12 tháng 

- Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng (Điều 87).

- 3 tháng

- 6 tháng

- 12 tháng

- Đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Điều 85).

CCPL

- Luật Bảo hiểm Xã hội 2014

 

- Luật Bảo hiểm Xã hội 2014

- Quyết định 595/QĐ-BHXH

 

Trên đây là nội dung tư vấn về sự khác nhau giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc. Hy vọng những giải đáp của chúng tôi sẽ làm sáng tỏ vấn đề bạn thắc mắc.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào