Trách nhiệm của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc xem xét kiến nghị của cử tri cả nước

Trách nhiệm của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc xem xét kiến nghị của cử tri cả nước được quy định ra sao? Chào anh/ chị trong Ban biên tập, tôi là Lê Hồng Phương, tôi được biết ý kiến của cử tri không được Quốc hội trực tiếp thỏa luận mà phải thông qua Đại biếu Hội đồng nhân dân. Vậy Ban biên biên tập cho tôi hỏi. Trách nhiệm của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc xem xét kiến nghị của cử tri cả nước được quy định ra sao? 

Trách nhiệm của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc xem xét kiến nghị của cử tri cả nước  quy định tại Điều 24 Nghị quyết 26/2004/NQ-QH11 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:

- Chỉ đạo Ban dân nguyện và các cơ quan hữu quan giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội tổng hợp, phân loại ý kiến, kiến nghị của cử tri; phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình Quốc hội báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, giải quyết kiến nghị của cử tri theo thẩm quyền; giao Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội nghiên cứu, trả lời kiến nghị của cử tri liên quan đến hoạt động của Quốc hội;

- Giao Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của cử tri thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách; chỉ đạo Ban dân nguyện giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của cử tri không thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Uỷ ban phụ trách;

- Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội;

- Đề xuất các vấn đề trình Quốc hội thảo luận, ra nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào