Vị trí việc làm tại cục kiểm tra sau thông quan
Vị trí việc làm tại cục kiểm tra sau thông quan được quy định tại Mục I Phụ lục III Danh mục yêu cầu kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của từng vị trí việc làm lĩnh vực kiểm tra sau thông quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1723/QĐ-TCHQ năm 2018 như sau:
1. Tham mưu nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan
1.1. Kỹ năng tham mưu
a. Kỹ năng xây dựng văn bản quản lý điều hành
- Kỹ năng xây dựng chiến lược phát triển nghiệp vụ hải quan
- Kỹ năng xây dựng văn bản pháp quy, quy trình nghiệp vụ
- Kỹ năng xây dựng văn bản hành chính (không bao gồm văn bản xử lý vụ việc).
b. Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện (văn bản pháp quy, quy trình, chỉ đạo của cấp trên - Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, cơ quan có thẩm quyền)
- Kỹ năng bồi dưỡng, tập huấn triển khai nghiệp vụ.
- Kỹ năng kiểm tra nghiệp vụ.
- Kỹ năng giải quyết vướng mắc/vụ việc.
c. Kỹ năng sơ kết, tổng kết nghiệp vụ, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục.
d. Kỹ năng nghiên cứu ứng dụng phát triển nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan.
e. Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp vụ.
1.2. Kỹ năng thực thi lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan
- Kỹ năng kiểm tra tuân thủ chính sách, pháp luật về hải quan, thuế: phân loại hàng hóa, áp dụng chính sách thuế, áp dụng mức thuế, kiểm tra và xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu...
- Kỹ năng phân tích, xử lý số liệu.
- Kỹ năng lập biên bản làm việc và biên bản kiểm tra.
- Kỹ năng thực thi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
- Kỹ năng giải quyết khiếu nại.
- Kỹ năng khởi tố vụ án hình sự.
- Kỹ năng tranh tụng tại tòa hành chính.
- Kỹ năng đối thoại và xử lý tình huống.
2. Thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan cấp Tổng cục
2.1. Kỹ năng tham mưu
a. Kỹ năng xây dựng văn bản quản lý điều hành
- Kỹ năng xây dựng chiến lược phát triển nghiệp vụ hải quan.
- Kỹ năng xây dựng văn bản pháp quy, quy trình nghiệp vụ.
- Kỹ năng xây dựng văn bản hành chính (không bao gồm văn bản xử lý vụ việc).
b. Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện (văn bản pháp quy, quy trình, chỉ đạo của cấp trên- Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, cơ quan có thẩm quyền)
- Kỹ năng bồi dưỡng, tập huấn triển khai nghiệp vụ.
- Kỹ năng kiểm tra nghiệp vụ.
- Kỹ năng giải quyết vướng mắc/vụ việc.
c. Kỹ năng sơ kết, tổng kết nghiệp vụ, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục.
d. Kỹ năng nghiên cứu ứng dụng phát triển nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan.
e. Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp vụ.
2.2. Kỹ năng thực thi lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan
- Kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý các nguồn thông tin đối với hàng hóa xuất nhập khẩu từ thực tế.
- Kỹ năng phân tích và xử lý số liệu.
- Kỹ năng vận hành, sử dụng hệ thống thông tin hải quan (Hệ thống STQ01).
- Kỹ năng xác minh thông tin.
- Kỹ năng giám định tài liệu.
3. Kiểm tra sau thông quan cấp Tổng cục
3.1. Kỹ năng tham mưu
a. Kỹ năng xây dựng văn bản quản lý điều hành
- Kỹ năng xây dựng văn bản hành chính (không bao gồm văn bản xử lý vụ việc)
b. Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện (văn bản pháp quy, quy trình, chỉ đạo của cấp trên- Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, cơ quan có thẩm quyền)
- Kỹ năng kiểm tra nghiệp vụ.
c. Kỹ năng sơ kết, tổng kết nghiệp vụ, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục.
d. Kỹ năng nghiên cứu ứng dụng phát triển nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan.
e. Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp vụ.
3.2. Kỹ năng thực thi lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan
- Kỹ năng kiểm tra tuân thủ chính sách, pháp luật về hải quan, thuế: phân loại hàng hóa, áp dụng chính sách thuế, áp dụng mức thuế, kiểm tra, kiểm tra và xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu...
- Kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý các nguồn thông tin đối với hàng hóa xuất nhập khẩu từ thực tế.
- Kỹ năng phân tích và xử lý số liệu.
- Kỹ năng lập biên bản làm việc và biên bản kiểm tra.
- Kỹ năng xử lý kết quả kiểm tra.
- Kỹ năng thực thi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
- Kỹ năng đối thoại và xử lý tình huống.
4. Quản lý doanh nghiệp ưu tiên
4.1. Kỹ năng tham mưu
a. Kỹ năng xây dựng văn bản quản lý điều hành
- Kỹ năng xây dựng chiến lược phát triển nghiệp vụ hải quan.
- Kỹ năng xây dựng văn bản pháp quy, quy trình nghiệp vụ.
- Kỹ năng xây dựng văn bản hành chính (không bao gồm văn bản xử lý vụ việc).
b. Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện (văn bản pháp quy, quy trình, chỉ đạo của cấp trên- Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, cơ quan có thẩm quyền)
- Kỹ năng bồi dưỡng, tập huấn triển khai nghiệp vụ.
- Kỹ năng kiểm tra nghiệp vụ.
- Kỹ năng giải quyết vướng mắc/vụ việc.
c. Kỹ năng sơ kết, tổng kết nghiệp vụ, đánh giá, đề xuất, kiến nghị việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục.
d. Kỹ năng nghiên cứu ứng dụng phát triển nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan.
e. Kỹ năng sử dụng hệ thống phần mềm tin học nghiệp vụ
4.2. Kỹ năng thực thi lĩnh vực Kiểm tra sau thông quan
- Kỹ năng thẩm định điều kiện doanh nghiệp ưu tiên.
- Kỹ năng kiểm tra tuân thủ chính sách, pháp luật về hải quan, thuế: phân loại hàng hóa, áp dụng chính sách thuế, áp dụng mức thuế, kiểm tra và xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu...
- Kỹ năng phân tích, xử lý số liệu.
- Kỹ năng lập biên bản làm việc và biên bản kiểm tra.
Trên đây là nội dung quy định về vị trí việc làm tại cục kiểm tra sau thông quan. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1723/QĐ-TCHQ năm 2018.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật