Quản lý biên chế thuộc Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?

Xin chào, tôi tên Gia Hoàng là sinh viên năm 3 ngành tài chính ngân hàng. Vừa qua khi được học về phân cấp quản lý công, viên chức và người lao động thuộc Ngân hàng Nhà nước thì có một số vấn đề vẫn chưa rõ lắm, nhờ các bạn hỗ trợ giúp, cụ thể: Quản lý biên chế thuộc Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào? Dựa trên những cơ sở pháp lý nào để lý giải vấn đề này. Cảm ơn các bạn. (0975**)

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quyết định 1370/QĐ-NHNN năm 2014 về Quy chế phân cấp quản lý công, viên chức và người lao động thuộc Ngân hàng Nhà nước, quản lý biên chế được quy định như sau:

1. Thống đốc:

a) Chỉ đạo xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của NHNN; vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp thuộc NHNN.

b) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch biên chế, điều chỉnh biên chế của NHNN gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định.

c) Phê duyệt chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị trực thuộc (kể cả các đơn vị sự nghiệp).

2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc NHNN: Xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp (đối với các đơn vị sự nghiệp), kế hoạch biên chế của đơn vị trình Thống đốc (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét quyết định; quản lý biên chế được giao.

3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ: Tham mưu, giúp Thống đốc xây dựng kế hoạch biên chế của NHNN; thông báo chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị trực thuộc trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được Thống đốc phê duyệt.

Trên đây là nội dung tư vấn về Quản lý biên chế của Ngân hàng nhà nước. Để hiểu rõ hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Quyết định 1370/QĐ-NHNN năm 2014.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào