Chỉ tiêu an toàn nợ công được quy định như thế nào?

Chào Ban biên tập, tôi tên Thu Thủy là sinh viên năm 3 ngành kinh doanh thương mại trường Đại học Cửu Long. Trong quá trình tìm hiểu về nghiệp vụ quản lý nợ công của Chính phủ, thì có nhiều vấn đề phát sinh làm tôi không hiểu cho lắm nhờ ban biên tập hỗ trợ giúp, cụ thể: Chỉ tiêu an toàn nợ công được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời, chân thành cảm ơn! Thu Thủy (thu_thuy123****@gmail.com)

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công, chỉ tiêu an toàn nợ công được quy định như sau:

1. Chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Quản lý nợ công, gồm:

a) Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội;

b) Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;

c) Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;

d) Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;

đ) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

2. Trần nợ công và ngưỡng cảnh báo về nợ công:

a) Trần nợ công là tỷ lệ phần trăm tối đa của chỉ tiêu an toàn nợ công quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Ngưỡng cảnh báo về nợ công là mức tỷ lệ giới hạn của chỉ tiêu an toàn nợ công sát dưới trần nợ công đòi hỏi có giải pháp để bảo đảm kiểm soát các chỉ tiêu này trong mức trần đã được Quốc hội quyết định.

Trên đây là nội dung tư vấn về Chỉ tiêu an toàn nợ công. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Nghị định 94/2018/NĐ-CP. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào