Điều kiện để đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại được quy định ra sao?

Điều kiện để đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Phương Bắc, hiện tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về chế định Thừa phát lại nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là: Điều kiện để đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại được quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan. 

Theo đó, điều kiện để đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại đượcquy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2009/NĐ-CP. Cụ thể:

- Phải mở tài khoản và đăng ký mã số thuế;

- Phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn thành tỉnh, thành phố;

- Các tài liệu chứng minh điều kiện thành lập hoạt động của văn phòng Thừa phát lại.

Trên đây là nội dung câu trả lời về điều kiện để đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 61/2009/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào