Tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của một cá nhân trong một tổ chức tín dụng

Xin chào, tôi là Văn Hậu. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực các tổ chức tín dụng. Trong quá trình tìm hiểu các quy định liên quan đến vấn đề này tôi có rất nhiều thắc mắc chưa giải đáp được. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì Tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của một cá nhân trong một tổ chức tín dụng được quy định cụ thể ra sao? Và nó được quy định trong văn bản nào? Mong các bạn giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì Tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của một cá nhân trong một tổ chức tín dụng được quy định cụ thể như sau:

Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

Tỷ lệ sở hữu trên bao gồm cả phần vốn ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần.

Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Khoản 14 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 đồng thời quy định Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ các trường hợp sau đây:

- Sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng tại công ty con, công ty liên kết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 103, khoản 3 Điều 110 của Luật các tổ chức tín dụng 2010;

- Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa;

- Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật các tổ chức tín dụng 2010

Trên đây là nội dung tư vấn về Tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của một cá nhân trong một tổ chức tín dụng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật các tổ chức tín dụng 2010.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cổ phần

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào