Cách xưng hô của Kiểm sát viên đối với người tiến hành tố tụng tại toà án được quy định ra sao?

Cách xưng hô của Kiểm sát viên đối với người tiến hành tố tụng tại toà án được quy định ra sao?  Chào Ban biên tập, Tôi là Hoàng Phương, tôi đang tìm hiểu quy định về quyền hạn của kiểm sát viện khi thực hiện hoạt động tư pháp. Nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp. Cụ thể là: Cách xưng hô của Kiểm sát viên đối với người tiến hành tố tụng tại toà án được quy định ra sao? Mong sớm nhận được phản hồi. Chân thành cảm ơn.

Cách xưng hô của Kiểm sát viên đối với người tiến hành tố tụng tại toà án được  quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quyết định 46/QĐ-VKSTC năm 2017 Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của Tòa án do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:

- Trường hợp vụ án, vụ việc được giải quyết bởi Hội đồng thì Kiểm sát viên sử dụng cụm từ “thưa Hội đồng”, “đề nghị Hội đồng” hoặc dùng từ “Hội đồng” cùng với từ chỉ nhiệm vụ của Hội đồng như Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự,... trước khi trình bày, phát biểu, đề nghị, kiến nghị.

- Trường hợp vụ án, vụ việc được giải quyết bởi 01 Thẩm phán thì Kiểm sát viên sử dụng cụm từ “thưa Thẩm phán chủ trì phiên tòa (phiên họp)” hoặc “đề nghị Thẩm phán chủ trì phiên tòa (phiên họp)” trước khi trình bày, phát biểu, đề nghị, kiến nghị.

- Đối với Thư ký phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên sử dụng cụm từ “đề nghị Thư ký phiên tòa (phiên họp)”, sau đó nêu vấn đề cần đề nghị.

- Đối với Thẩm tra viên, Kiểm sát viên sử dụng cụm từ “đề nghị Thẩm tra viên” cùng với họ tên của Thẩm tra viên đó, sau đó nêu vấn đề cần đề nghị.

Trên đây là nội dung câu trả lời về cách xưng hô của Kiểm sát viên đối với người tiến hành tố tụng tại toà án. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 46/QĐ-VKSTC năm 2017.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào